chung, đặc biệt là dòng vốn FPI nói riêng.
Ngoài tính dễ bị tổn thương bởi sự đảo ngược dòng vốn, các nhà đầu tư cũng lo ngại tính biến động gia tăng cùng với dòng vốn tư nhân, đặc biệt là dòng vốn FPI. Hội nhập có thể làm tăng sự bất ổn theo hai cách: thứ nhất, nó có thể mở toang nền kinh tế của các thị trường đang nổi, tiếp cận trực diện với những nguồn gốc mới của những cú sốc trong kinh tế quốc tế; thứ hai, khuếch đại những cú sốc trong nước. Mối lo ngại này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì mức độ tự chủ của quốc gia trong việc hoạch định chính sách suy giảm dần cùng với mức độ tăng trưởng trong hội nhập tài chính.
Những nguồn gốc quốc tế chủ yếu của sự biến động là do những thay đổi
trong tỷ suất sinh lợi mong đợi (lãi suất quốc tế và tỷ suất sinh lợi trên TTCK). Những thay đổi trong lãi suất quốc tế sẽ làm dịch chuyển dòng vốn bằng cách thay đổi những nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Trong khi đó, xu hướng bầy đàn và nhiễm bệnh thậm chí còn có sức công phá mạnh hơn nữa, nó có thể làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong một quốc gia ngay cả khi những nền tảng cơ bản của nước đó vẫn không thay đổi. Mặc dù sự thay đổi trong lãi suất quốc tế vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn FPI, những mức độ ảnh hưởng này sẽ giảm đi nếu các yếu tố đặc thù của từng quốc gia trở nên quan trọng hơn.
3.2. Giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK Việt Nam Việt Nam
Thông qua việc phân tích 2 mô hình ở chương 2:
Mô hình 1: vai trò nhà ĐTNN đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Mô hình 2: vai trò của dòng vốn FPI đối với sự tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Ta thấy, ở mô hình 1 thì vai trò của nhà ĐTNN đã được khẳng định bằng việc đầu tư gián tiếp thông qua CK, góp phần thúc đẩy sự phát triển TTCK, mà sự phát triển của TTCK sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng GDP của quốc gia. Còn ở mô hình 2 do số liệu thu nhập còn ít nên ta chưa thấy được vai trò của dòng vốn FPI đối với sự tăng trưởng GDP của quốc gia. Nhưng trên thực tế thì dòng vốn
FPI lại là nguồn vốn quan trọng mà hiện nay Việt Nam chưa thực sự quan tâm. Như vậy dòng vốn FPI là một trong những nguồn vốn quan trọng mà Việt Nam cần thu hút để góp phần tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn FPI như thế nào, đường lối, chính sách ra sao, đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn rõ nét về tính hai mặt của dòng vốn FPI.
• Trước tiên, FPI góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro;
• Thứ hai, FPI thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, nếu một sự gia tăng quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (kinh tế bong bóng).
Thu hút dòng vốn FPI trên thị trường vốn quốc tế sẽ ít có những tác động bất ổn đối với thị trường tài chính nội địa. Nếu giá CK biến động trên thị trường vốn quốc tế thì việc phát hành mới sẽ khó có thể thực hiện được.
FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá: Sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
Hơn nữa, qua kinh nghiệm thu hút dòng vốn FPI ở Thái Lan và Trung Quốc, chúng ta thấy rằng dòng vốn FPI góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế. Thông qua các kênh khác nhau, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể bổ sung thêm nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như thúc đẩy việc cũng cố và cải thiện hoạt động của các thị trường vốn nội địa. Điều này sẽ khiến cho vốn và các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ tốt hơn; tạo cơ hội đa dạng hoá danh mục đầu tư, cải thiện khả năng quản lý rủi ro, thúc đẩy sự gia tăng tiết kiệm quốc gia với kết quả là nền kinh tế trở nên vững mạnh hơn và tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy. Tuy nhiên chúng ta không chỉ quan tâm đến mặt tích cực của dòng vốn này, mà còn phải chú trọng đến tính bất ổn, rủi ro tiềm tàng của nó. Do đó, việc thu hút dòng vốn FPI không chỉ đặt nặng vấn đề thu hút mà còn phải đề cao cảnh giác tình trạng đảo ngược dòng vốn (tức là phải kiểm soát dòng vốn vào vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn vừa không gây biến động lớn cho nền kinh tế).
Mặc dù dòng vốn FPI vào Việt Nam hiện tại còn chưa đáng kể nhưng những nhu cầu về vốn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ (như việc thực hiện Hiệp định Việt - Mỹ; thực hiện hoàn toàn AFTA; việc gia nhập Tổ chức WTO…) sẽ khiến cho dòng vốn nước ngoài nói chung và dòng vốn FPI nói riêng vào Việt Nam gia tăng trong tương lai. Sự di chuyển mạnh mẽ của dòng vốn này sẽ đặt ra vấn đề cần đảm bảo sự ổn định cho hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, thông qua các chính sách tiền tệ và tỷ giá, trong đó đáng chú ý là chính sách lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp. Hơn nữa sự di chuyển này sẽ còn khuyếch đại những yếu kém vốn có của hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng và khiến cho hệ thống này dễ rơi vào trình trạng dễ bị tổn thương khi gặp phải những cú sốc kinh tế.
Để có thể hấp thụ được mức cao nhất những lợi ích của dòng vốn FPI và giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng cũng như để đảm bảo cho hệ thống tài chính trong nước hoạt động an toàn, vững mạnh và hiệu quả, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp sau: