Nam thời gian qua.
Khảo sát gần đây của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, năm 2001 lợi nhuận từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ (24,5%), tiếp đó là Anh (10%). Dòng vốn FPI đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 1% là Việt Nam sẽ có khoảng 3 tỷ USD.
Như vậy, nguồn vốn FPI Là một nguồn vốn tiềm năng rất lớn đối với hoạt động thu hút ĐTNN của Việt Nam. Với các yếu tố khách quan thuận lợi, vị thế đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác nguồn vốn FPI của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh, nhất là từ thời điểm những tháng cuối năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Kết thúc năm 2006, Việt Nam thu hút được khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, bằng 1/3 tổng số vốn Việt Nam thu hút từ trước tới nay.
Tuy nhiên, có thể thấy Việt Nam đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng chưa quan tâm thích đáng đến nguồn vốn FPI. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút được bằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được
trong cùng thời kỳ. So với tỷ lệ trung bình 30-40% của các nước trong khu vực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn…
Thị trường tài chính Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn đầu tư thông qua các kênh như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức … Lâu nay, chúng ta thường đặt nặng việc tiếp cận đối với dòng vốn FDI, ODA mà ít quan tâm đến dòng vốn tiềm năng khác như FPI. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính Việt Nam là “hội nhập không cân đối” dòng vốn FDI mỗi năm đã lên đến trên 4 tỷ USD trong khi tổng dòng vốn FPI tích luỹ trong năm 2006 chỉ đạt khoản 500 triệu USD. Tính không cân đối này đã làm cho các DN có vốn FPI không thể chuyển hoá các nguồn đầu tư của mình trên TTCK do đó không có khả năng huy động thêm vốn trên TTCK cũng như thoát vốn khi cần thiết.
Dòng vốn FPI chảy vào Việt Nam hiện nay chủ yếu qua hai kênh: niêm yết CK trên TTCK quốc tế và thông qua các quỹ ĐTN.