Thực trạng hoạt động tín dụng chung và công tác cho vay dự

Một phần của tài liệu 230 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 39)

tư của SCB

DƯ NỢ CHO VAY CỦA SCB QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06

Tổng dư nợ cho vay 988 1.812 3.357 4.903

Trong đó: nợ quá hạn 15 11 40 36

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,51% 0,60% 1,19% 0,73%

Cho vay các dự án đầu

288 892 846 868

Trong đó: nợ quá hạn 0,8 1,5 25 22

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,27% 0,17% 2,95% 2,53%

Bảng 3, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Theo số liệu tại bảng 3 cho thấy xuất phát điểm hoạt động tín dụng của SCB rất thấp, các năm sau đó dư nợ cho vay tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: năm 2004, tốc độ tăng dư nợ cho vay là 83% so với năm 2003; năm 2005 tốc độ tăng dư nợ cho vay là 85% so với năm 2004; đến 30/06/06 dư nợ cho vay tăng 46% so với đầu năm. Điều này phản ánh quyết tâm rất lớn của SCB trong việc khắc phục khó khăn để vươn lên.

Đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư thì thời gian gần đây hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2004, do áp lực tăng trưởng dư nợ để khắc phục lỗ nên hoạt động cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng rất mạnh (tăng gấp 3 lần dư nợ cuối năm 2003). Chính vì thế, tỷ lệ dư nợ cho vay dự án đầu tư chiếm đến 49% tổng dư nợ cho vay. Đây là một tỷ lệ vượt quá mức an toàn cho phép trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sang năm 2005 và năm 2006,

SCB đã chủ động điều chỉnh tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn chung cho hoạt động (đến cuối năm 2005 tỷ lệ này là 25% và đến ngày 30/06/06 tỷ lệ này chỉ còn 18%).

Thực tế, hoạt động cho vay dự án đầu tư trên địa bàn vẫn tăng trưởng tốt trong khi hoạt động này tại SCB hầu như không có sự tăng trưởng. Một mặt, do SCB chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ của mình để kiểm soát rủi ro. Mặt khác, do nguồn vốn huy động trung dài hạn của SCB bị hạn chế nên chưa thể mở rộng cho vay đối với các dự án đầu tư trung dài hạn.

Về chất lượng hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ dao động ở mức trên dưới 1%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối qua các năm thì nợ quá hạn tăng rất nhanh (năm 2005 là 40 tỷ đồng trong khi năm 2004 chỉ là 11 tỷ đồng). So với các ngân hàng TMCP trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn của SCB (khoảng 1%) thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn (trên 3%). Điều này không phải do SCB quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn mà chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dự nợ của SCB quá nhanh trong khi xét về số tuyệt đối nợ quá hạn tăng không đáng kể.

Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta phân tích thêm về chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SCB. Từ cuối năm 2004 đến 30/06/06, dư nợ cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng không đáng kể trong khi nợ quá hạn tăng nhanh. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay dự án đầu tư rất cao (trên 2%) và có xu hướng tăng. Điều này cũng cho thấy các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư dự án trong năm 2004 đang lộ dần sự thiếu hiệu quả, mức độ rủi ro ngày càng cao.

Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu của SCB trong hoạt động cho vay dự án đầu tư được phân tích trong các báo cáo tín dụng như sau:

- Khoảng 60% nợ quá hạn phát sinh là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý dự án.

- Khoảng 20% nợ quá hạn phát sinh xuất phát từ vấn đề đạo đức của những người làm công tác tín dụng, sự thiếu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng.

- Khoảng 10% nợ quá hạn phát sinh là do khách hàng không trung thực trong quan hệ với Ngân hàng.

- 10% nợ quá hạn còn lại là do nguyên nhân khách quan và một số nguyên nhân khác.

Điều này cho thấy, vấn đề nhân sự trong hoạt động tín dụng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng.

BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG GIỮA TỔNG DƯ NỢ CHO VAY VÀ DƯ NỢ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DƯ NỢ CHO VAY

988 1.812 4.903 3.357 868 892 288 846 0 2000 4000 6000 2003 2004 2005 06 tháng 2006 Tỷ đồng

Tổng dư nợ Dư nợ cho vay dự án đầu tư

Biểu đồ 5, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO CÁC NHÓM NỢ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/05 30/06/06

Tổng dư nợ cho vay 3.357.135 4.903.000

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 3.271.946 4.789.942

Nhóm 2: nợ cần chú ý 45.891 81.000

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 14.095 577

Nhóm 4: nợ nghi ngờ 11.503 3.593

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn

13.700 27.888

Cho vay các dự án đầu tư 846.000 868.000

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 788.252 784.903

Nhóm 2: nợ cần chú ý 38.640 64.120

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 8.120 217

Nhóm 4: nợ nghi ngờ 4.168 2.214

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn

6.820 16.546

Bảng 4, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Bảng số liệu này phản ánh chất lượng tín dụng của SCB theo một khía cạnh khác, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Đây là một cơ sở quan trọng để SCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các nhóm từ 3 đến 5 là nợ nợ xấu; trong nhóm 2 vừa có nợ quá hạn, vừa có nợ cơ cấu; nhóm 1 là nợ bình thường. Kết hợp bảng 3 và bảng 4, cho thấy nợ cơ cấu trong nhóm 2 chiếm đến khoảng 95% nợ nhóm 2. Nợ cơ cấu càng nhiều thì mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng càng

cao. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ phải dưới 7% (hiện tại tỷ lệ này của SCB chỉ là 1,6%).

Trong các nhóm nợ xấu, nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất và đây cũng chính là nợ có tính chất xấu nhất. Phần lớn trong dư nợ nhóm 5 là do nợ xấu trước đây còn tồn đọng từ thời Quế Đô. SCB dự kiến sẽ dùng dự phòng rủi ro tiếp tục xử lý các khoản nợ này trong năm 2007 để làm sạch hơn bảng cân đối tài chính.

Đối với dư nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2 trong hoạt động cho vay dự án đầu tư chiếm đến 79% (64.120 triệu đồng/81.000 triệu đồng) tổng nợ nhóm 2 của SCB. Điều này cho thấy rõ chất lượng cho vay dự án đầu tư thấp hơn chất lượng tín dụng chung và mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Vì thế, lãnh đạo SCB cần quan tâm hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư.

DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị: triệu đồng

31/12/05 30/06/06 Chỉ tiêu Tổng dư nợ Cho vay đầu tư

dự án Tổng dư nợ Cho vay đầu tư dự án

Chia theo thành phần kinh tế

3.357.135 846.000 4.903.000 868.000

- Doanh nghiệp nhà nước 42.406 14.843 144.972 24.980

- Hợp tác xã 16.119 12.919 193.001 33.306

- Công ty cổ phần, Công ty

TNHH 2.879.129 656.529 2.804.692 499.039

- DNTN, kinh doanh cá thể 419.481 161.709 1.760.335 310.224

- Doanh nghiệp liên doanh 0 0 0 0

- Doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài 0 0 0 0

Chia theo ngành kinh tế 3.357.135 846.000 4.903.000 868.000

- Nông nghiệp và lâm nghiệp

5.121 21.890 16.320 23.650

- Thủy sản 66.985 7.431 98.890 24.460

- Công nghiệp khai thác mỏ 841 0 560 0

- Công nghiệp chế biến 214.468 52.794 434.124 82.240 - Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt, nước

350 0 6.326 23.460

- Xây dựng 427.457 128.330 830.420 138.250

- Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, đồ dùng công nghiệp, gia đình

149.010 4.685 238.240 5.460 - Khách sạn và nhà hàng 612.746 142.388 1.130.450 176.456 - Vận tải kho bãi và thông

tin liên lạc 538.234 72.617 534.340 56.424

- Tài chính, tín dụng 300 0 250 0

- Hoạt động khoa học và

công nghệ 1.050 200 1.642 156

- Giáo dục và đào tạo 0 11.117 0 13.258

- Kinh doanh bất động sản 1.244.327 404.548 1.530.950 324.186

- Ngành nghề khác 96.246 0 80.488 0

Bảng 5, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Bảng số liệu thứ 5 này cho chúng ta thấy bức tranh hoạt động tín dụng của SCB theo một khía cạnh mới. Bảng này giúp cho SCB kiểm soát tín dụng theo danh mục cho vay. Đây cũng là một trong những phương thức quản trị rủi ro được nhiều Ngân hàng áp dụng.

Trước hết, xét dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế, tỷ lệ cho vay không được chia đều cho các thành phần kinh tế mà chỉ tập trung vào các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. Đặc điểm này phù hợp với chiến lược phát triển tín dụng của SCB và cũng phù hợp với quy mô hoạt động của SCB. Tuy nhiên, xét về mặt quản trị rủi ro, SCB cần lưu ý điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tránh tình trạng tập trung tín dụng xảy ra.

Nếu xét dư nợ cho vay của SCB theo ngành kinh tế thì dư nợ cho vay cũng không đồng đều ở các ngành kinh tế khác nhau. Dư nợ cho vay tập trung lớn

nhất là ngành kinh doanh bất động sản, nhà hàng và khách sạn. Đặc điểm này không phù hợp với chính sách tín dụng của SCB. Mặt khác, hiện tại thị trường bất động sản đang bị đóng băng nên mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của SCB rất cao. Khả năng rủi ro do tập trung tín dụng là rất lớn. SCB cần có giải pháp thực thi chính sách tín dụng của mình bằng cách điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế sao cho phân tán tín dụng và giảm thiểu rủi ro.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của SCB trong 03 năm tăng trưởng rất mạnh qua mỗi năm. Tuy so với các ngân hàng TMCP trên địa bàn, SCB chưa có được một thị phần đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của SCB trong gần 03 năm qua cao hơn nhiều so với các ngân hàng trên địa bàn. Chính vì tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, nợ quá hạn hàng năm tăng không đáng kể nên tỷ lệ nợ quá hạn chung ngày càng giảm và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn.

TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06

Dư nợ cho vay dự án đầu

tư (tỷ đồng) 288 892 846 868

Trong đó: dư nợ quá hạn (tỷ đồng) 0,8 1,5 25 22 Tổng số dự án cho vay (đơn vị: 01 dự án) 95 146 142 152 Số dự án phát huy hiệu quả (đơn vị: 01 dự án) 91 138 136 144 Tỷ lệ dự án phát huy hiệu quả/tổng dự án 95,78% 94,52% 95,77% 94,73%

Bảng 6, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Như cũng đã đề cập ở phần trên, dư nợ cho vay đầu tư dự án trong năm 2004 tăng đột biến nhưng lại không phát triển được trong năm 2005 và 06 tháng đầu năm 2006. Cùng với áp lực tăng trưởng dư nợ chung để khắc phục lỗ, hoạt động cho vay đầu tư dự án tăng rất mạnh trong năm 2004 (tăng gấp 3 lần năm 2003).

Sau khi đã đạt mức dư nợ đảm bảo có lãi, Ban điều hành của SCB đã chủ động kiềm chế việc tăng trưởng dư nợ trung dài hạn nhằm cơ cấu lại dư nợ, giảm thiểu rủi ro tín dụng nên dư nợ cho vay dự án đầu tư hầu như không tăng. Tuy nhiên, để có được một sự ổn định trong việc phát triển tín dụng, SCB cần chú trọng hơn nữa đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư. Đây là cơ sở chính để tạo điều kiện phát triển tín dụng nói riêng và các dịch vụ khác nói chung.

Theo bảng số liệu, số dự án mà SCB đã cho vay trong thời gian gần đây cũng không tăng. Tỷ lệ dự án phát huy hiệu quả so với tổng dự án đầu tư đạt trên 94%. Đây là một tỷ lệ tương đối tốt. Tuy nhiên, do các dự án khác nhau có mức độ đầu tư khác nhau, số tiền cho vay cũng khác nhau nên tỷ lệ trên cũng chưa thể hiện được hết chất lượng thực tế của hoạt động cho vay. Để có cơ sở đánh giá tương đối sát chất lượng hoạt động cho vay, chúng ta phân tích các chỉ số an toàn sau đây:

CÁC CHỈ SỐ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR

(%) 8,69 7,59 9,24 11,14

Tỷ lệ dư nợ quá hạn (NQH) cho vay đầu tư dự án (%)

0,27 0,17 2,95 2,53

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay đầu tư dự án trung dài hạn (%)

4,75 12,37 0 0

Tỷ lệ cho vay đầu tư dự án/tổng dư

nợ (%) 29,00 49,00 25,00 18,00

Tỷ lệ NQH cho vay đầu tư dự án/tỷ lệ NQH chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

0,17 0,28 2,47 3,46

Tỷ lệ NQH cho vay đầu tư dự án của Ngân hàng TMCP Sài Gòn/tỷ lệ NQH cho vay dự án đầu tư của các ngân hàng TMCP trên địa bàn

0,21 0.20 2,18 1,82

Bảng 7, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Hệ số an toàn vốn tối thiểu: để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ này phải từ 8% trở lên. Tuy trong năm 2004, SCB không đạt tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng hiện tại SCB duy trì tỷ lệ này rất tốt. Trong năm 2004, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của SCB thấp là do dư nợ tín dụng trong năm 2004 tăng cao so với năm 2003 (năm 2003 dư nợ là 988 tỷ đồng đến cuối năm 2004 dư nợ là 1.812 tỷ đồng) nhưng nguồn vốn tự có của SCB không tăng tương ứng (năm 2003 là 98 tỷ đồng đến cuối năm 2004 là 150 tỷ đồng). Sang năm 2005 và năm 2006, SCB liên tục tăng vốn và đã cải thiện được hệ số an toàn.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư dự án: Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại phải dưới 5%. Tuy SCB là một trong những ngân hàng thương mại kiểm soát rất tốt tỷ lệ này nhưng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao (cao hơn hai lần tỷ lệ nợ quá hạn chung và gần bằng với tỷ lệ nợ quá hạn bình quân trên địa bàn). Điều này cho thấy hoạt động cho vay dự án đầu tư của SCB biến động theo hướng ngày càng xấu.

Tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay đầu tư dự án trung dài hạn: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo mức an toàn là dưới 20%. Đối với SCB, do các năm gần đây dư nợ cho vay trung dài hạn đầu tư dự án không tăng trong khi nguồn vốn huy động liên tục tăng nên nguồn huy động vốn trung dài hạn của SCB thừa để

Một phần của tài liệu 230 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)