Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của SCB

Một phần của tài liệu 230 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 34)

2.2.3.1 Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng của SCB

Hiện nay, SCB chưa có một mô hình quản trị rủi ro tín dụng được nghiên cứu bài bản. Công tác quản lý rủi ro tín dụng hiện tại của SCB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro của hoạt động ngân hàng kết hợp với mô hình tổ chức quản lý tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được thực hiện bởi những bộ phận nghiệp vụ sau đây:

¾ Các bộ phận liên quan đến công tác quản lý tín dụng

- Ban kiểm soát: là bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị kiểm soát mọi

hoạt động của Ngân hàng, bao gồm cả hoạt động tín dụng và công tác điều hành của Ban điều hành.

- Hội đồng tín dụng Hội sở (HĐTD Hội Sở): có chức năng xem xét và ra

quyết định đối với các khoản vay lớn, phức tạp cũng như đưa ra các giải pháp xử lý các khoản vay có vấn đề, các khoản nợ khó thu hồi.

- Phòng tư vấn và tiếp thị khách hàng (P.TV&TTKH): đây là một phòng

chức năng trực thuộc Hội sở chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị khách hàng, giới thiệu các chính sách, các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến với khách hàng. Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và là trung tâm tiếp nhận cũng như phản hồi các thông tin với khách hàng. Ngoài ra,

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P. TD&ĐTTT P. KT KSNB P. THPC

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

SGD, CN

HĐTD HỘI SỞ

PHÒNG TD P. TV&TTKH

phòng này còn có một chức năng đặc biệt là tư vấn, hỗ trợ lập các phương án/dự án kinh doanh miễn phí cho khách hàng. Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc theo dõi chứng từ, sổ sách của hoạt động kinh doanh cũng như việc thiết lập các báo cáo tài chính. Cuối cùng là chức năng định giá tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Việc định giá này tách biệt với việc thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng. Đây cũng chính là một cơ sở khách quan nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Phòng tín dụng và đầu tư trực tiếp (P.TD&ĐTTT): đây là một phòng chức

năng của Hội sở chịu trách nhiệm tái thẩm định các khoản vay vượt mức ủy quyền phán quyết của Sở Giao dịch/chi nhánh trước khi trình hồ sơ cho Ban Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở. Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc định hướng, chính sách phát triển tín dụng, cũng như việc ban hành mới hoặc bổ sung chỉnh sửa các quy chế, quy trình, mẫu biểu liên quan đến công tác tín dụng. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm theo dõi biến động hoạt động tín dụng của toàn hàng để báo cáo và tham mưu kịp thời cho Tổng Giám giải pháp xử lý.

- Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ (P.KT KSNB): Phòng này cũng trực

thuộc Hội sở chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Sau mỗi đợt kiểm tra, phòng sẽ giúp cho các chi nhánh khắc phục các sai sót, bổ sung hồ sơ cho hoàn chỉnh và đưa ra các cảnh báo về các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện tại, phòng đã phân công nhân viên của phòng đến làm việc thường xuyên tại các chi nhánh để kịp thời kiểm tra, giám hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức tối thiểu các sai sót có thể xảy ra.

- Phòng Tổng hợp pháp chế (P.THPC): là một phòng chức năng của Hội sở

chịu trách nhiệm nghiên cứu tính pháp lý của mọi hồ sơ liên quan đến công tác tín dụng, bao gồm các hợp đồng tín dụng, các hợp đồng đảm bảo bằng tài sản,

các hồ sơ liên quan đến thủ tục tố tụng và xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Phòng Tổng hợp pháp chế sẽ trực tiếp phụ trách công tác thu hồi các khoản nợ xấu, thực hiện các thủ tục khởi kiện và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Phòng tín dụng của Sở Giao Dịch/Chi nhánh (Phòng TD): là bộ phận tiếp

xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn, thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình cho vay. Sau khi khoản vay được duyệt, phòng tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi quản lý khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ.

¾ Cách thức quản trị điều hành hoạt động tín dụng của SCB Ra quyết định cho vay

Phòng tín dụng của Sở Giao dịch hoặc chi nhánh tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và thẩm định. Sau đó, lập tờ trình thẩm định trình lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc chi nhánh xem xét. Nếu hồ sơ vay thuộc mức phán quyết của lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh thì họ sẽ ra quyết định đối với khoản vay.

Trường hợp vượt mức phán quyết của lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh thì hồ sơ được trình về Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội Sở quyết định. Trước khi Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở ra quyết định tín dụng, hồ sơ vay phải được chuyển qua Phòng tín dụng và Đầu tư trực tiếp tái thẩm định.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở chỉ được quyết định tín dụng đối với các khoản tín dụng từ 10% vốn điều lệ của SCB trở xuống. Các khoản vượt mức này phải do Hội đồng quản trị quyết định.

¾ Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng

Định kỳ khoản 06 tháng 01 lần, Phòng tín dụng tại Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh sẽ tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng giữa các cán bộ tín dụng với nhau nhằm phát hiện các sai sót trong hồ sơ tín dụng để chỉnh sửa kịp thời nhằm hạn chế rủi ro về tính pháp lý của hồ sơ.

Tại Sở Giao dịch/Chi nhánh đều có nhân viên của Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ kiểm tra ngay các hồ sơ tín dụng phát sinh tại Sở Giao dịch/Chi nhánh và có báo cáo hàng tuần về Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ để có các giải pháp xử lý kịp thời.

Định kỳ mỗi 06 tháng một lần, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động của Sở Giao dịch/Chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng nhằm khắc phục các sai sót, đánh giá chất lượng tín dụng để có sự điều chỉnh chính sách tín dụng hoặc phương thức quản lý tín dụng cho phù hợp.

Hàng tháng, Phòng Tín dụng và Đầu tư trực tiếp tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của toàn ngân hàng để đưa ra các cảnh báo đối với hoạt động tín dụng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Dựa vào các báo cáo về hoạt động tín dụng, Hội đồng quản trị có thể yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra hoạt động tín dụng tại bất cứ đơn vị nào nếu cảm thấy chưa an tâm về mức an toàn trong hoạt động tín dụng.

¾ Xử lý các phát sinh trong hoạt động tín dụng

Phòng tín dụng tại Sở Giao dịch/Chi nhánh chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hoạt động của khách hàng vay và đề xuất các giải pháp xử lý khi có các phát sinh xảy ra như: khách hàng chậm trả gốc, trả lãi; dự án cho vay gặp khó khăn;... Lãnh đạo Sở Giao dịch/Chi nhánh là những người chịu trách nhiệm xử lý các phát sinh. Nếu các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết của Sở Giao dịch/Chi nhánh thì trình cho Tổng Giám đốc giải quyết.

Khi khoản vay bị chuyển quá hạn và khó có khả năng thu hồi thì hồ sơ vay được bàn giao cho Phòng Tổng hợp Pháp chế để xử lý thu hồi nợ. Việc xử lý thu hồi nợ có thể bằng nhiều biện pháp. Nếu không đạt được giải pháp thỏa thuận thì Phòng tổng hợp pháp chế sẽ tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ.

2.2.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng chung và công tác cho vay dự án đầu tư của SCB tư của SCB

DƯ NỢ CHO VAY CỦA SCB QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06

Tổng dư nợ cho vay 988 1.812 3.357 4.903

Trong đó: nợ quá hạn 15 11 40 36

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,51% 0,60% 1,19% 0,73%

Cho vay các dự án đầu

288 892 846 868

Trong đó: nợ quá hạn 0,8 1,5 25 22

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,27% 0,17% 2,95% 2,53%

Bảng 3, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Theo số liệu tại bảng 3 cho thấy xuất phát điểm hoạt động tín dụng của SCB rất thấp, các năm sau đó dư nợ cho vay tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: năm 2004, tốc độ tăng dư nợ cho vay là 83% so với năm 2003; năm 2005 tốc độ tăng dư nợ cho vay là 85% so với năm 2004; đến 30/06/06 dư nợ cho vay tăng 46% so với đầu năm. Điều này phản ánh quyết tâm rất lớn của SCB trong việc khắc phục khó khăn để vươn lên.

Đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư thì thời gian gần đây hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2004, do áp lực tăng trưởng dư nợ để khắc phục lỗ nên hoạt động cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng rất mạnh (tăng gấp 3 lần dư nợ cuối năm 2003). Chính vì thế, tỷ lệ dư nợ cho vay dự án đầu tư chiếm đến 49% tổng dư nợ cho vay. Đây là một tỷ lệ vượt quá mức an toàn cho phép trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sang năm 2005 và năm 2006,

SCB đã chủ động điều chỉnh tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn chung cho hoạt động (đến cuối năm 2005 tỷ lệ này là 25% và đến ngày 30/06/06 tỷ lệ này chỉ còn 18%).

Thực tế, hoạt động cho vay dự án đầu tư trên địa bàn vẫn tăng trưởng tốt trong khi hoạt động này tại SCB hầu như không có sự tăng trưởng. Một mặt, do SCB chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ của mình để kiểm soát rủi ro. Mặt khác, do nguồn vốn huy động trung dài hạn của SCB bị hạn chế nên chưa thể mở rộng cho vay đối với các dự án đầu tư trung dài hạn.

Về chất lượng hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ dao động ở mức trên dưới 1%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối qua các năm thì nợ quá hạn tăng rất nhanh (năm 2005 là 40 tỷ đồng trong khi năm 2004 chỉ là 11 tỷ đồng). So với các ngân hàng TMCP trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn của SCB (khoảng 1%) thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn (trên 3%). Điều này không phải do SCB quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn mà chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dự nợ của SCB quá nhanh trong khi xét về số tuyệt đối nợ quá hạn tăng không đáng kể.

Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta phân tích thêm về chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SCB. Từ cuối năm 2004 đến 30/06/06, dư nợ cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng không đáng kể trong khi nợ quá hạn tăng nhanh. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay dự án đầu tư rất cao (trên 2%) và có xu hướng tăng. Điều này cũng cho thấy các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư dự án trong năm 2004 đang lộ dần sự thiếu hiệu quả, mức độ rủi ro ngày càng cao.

Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu của SCB trong hoạt động cho vay dự án đầu tư được phân tích trong các báo cáo tín dụng như sau:

- Khoảng 60% nợ quá hạn phát sinh là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý dự án.

- Khoảng 20% nợ quá hạn phát sinh xuất phát từ vấn đề đạo đức của những người làm công tác tín dụng, sự thiếu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng.

- Khoảng 10% nợ quá hạn phát sinh là do khách hàng không trung thực trong quan hệ với Ngân hàng.

- 10% nợ quá hạn còn lại là do nguyên nhân khách quan và một số nguyên nhân khác.

Điều này cho thấy, vấn đề nhân sự trong hoạt động tín dụng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng.

BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG GIỮA TỔNG DƯ NỢ CHO VAY VÀ DƯ NỢ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DƯ NỢ CHO VAY

988 1.812 4.903 3.357 868 892 288 846 0 2000 4000 6000 2003 2004 2005 06 tháng 2006 Tỷ đồng

Tổng dư nợ Dư nợ cho vay dự án đầu tư

Biểu đồ 5, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO CÁC NHÓM NỢ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/05 30/06/06

Tổng dư nợ cho vay 3.357.135 4.903.000

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 3.271.946 4.789.942

Nhóm 2: nợ cần chú ý 45.891 81.000

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 14.095 577

Nhóm 4: nợ nghi ngờ 11.503 3.593

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn

13.700 27.888

Cho vay các dự án đầu tư 846.000 868.000

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 788.252 784.903

Nhóm 2: nợ cần chú ý 38.640 64.120

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 8.120 217

Nhóm 4: nợ nghi ngờ 4.168 2.214

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn

6.820 16.546

Bảng 4, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB

Bảng số liệu này phản ánh chất lượng tín dụng của SCB theo một khía cạnh khác, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Đây là một cơ sở quan trọng để SCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các nhóm từ 3 đến 5 là nợ nợ xấu; trong nhóm 2 vừa có nợ quá hạn, vừa có nợ cơ cấu; nhóm 1 là nợ bình thường. Kết hợp bảng 3 và bảng 4, cho thấy nợ cơ cấu trong nhóm 2 chiếm đến khoảng 95% nợ nhóm 2. Nợ cơ cấu càng nhiều thì mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng càng

cao. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ phải dưới 7% (hiện tại tỷ lệ này của SCB chỉ là 1,6%).

Trong các nhóm nợ xấu, nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất và đây cũng chính là nợ có tính chất xấu nhất. Phần lớn trong dư nợ nhóm 5 là do nợ xấu trước đây còn tồn đọng từ thời Quế Đô. SCB dự kiến sẽ dùng dự phòng rủi ro tiếp tục xử lý các khoản nợ này trong năm 2007 để làm sạch hơn bảng cân đối tài chính.

Đối với dư nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2 trong hoạt động cho vay dự án đầu tư chiếm đến 79% (64.120 triệu đồng/81.000 triệu đồng) tổng nợ nhóm 2 của SCB. Điều này cho thấy rõ chất lượng cho vay dự án đầu tư thấp hơn chất lượng tín dụng chung và mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Vì thế, lãnh đạo SCB cần quan tâm hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư.

DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị: triệu đồng

31/12/05 30/06/06 Chỉ tiêu Tổng dư nợ Cho vay đầu tư

Một phần của tài liệu 230 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)