THỰC TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN 1 Thực trạng cơ cấu tổ chức, chất lượng lao động ở các đơn vị của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 26 - 31)

1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, chất lượng lao động ở các đơn vị của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn hiện nay

1.1. Sự cần thiết phải cải tiến tổ chức bộ máy và nhân sự

- Tất cả các chiến lược sản xuất kinh doanh của bất kỳ của một Công ty nào đều phải đi từ chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.

- Việc tổ chức bộ máy điều hành nhân sự hợp lý và có hiệu quả cao là vấn đề rất quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

- Sau nhiều năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đều chịu sự

tác động của nhiều yếu tố chính trị xã hội... dẫn đến việc công tác tổ chức bộ máy quản lý điều hành nhân sự chưa hợp lý. Do đó chưa khai thác hết hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

1.2. Cơ cấu lao động và bộ máy quản lý

Tổng số CBCNV của Công ty tính đến 30/12/2000 là: 1.665 người.

Trong đó: Nam : 1.083 người Nữ : 582 người

Trình độ: - Trên Đại học: 7 người

-Đại học: 168 người

- Cao đẳng: 71 người - Trung cấp: 192 người

- Thợ bậc cao: 137 người (bậc 5 trở lên) - Ngoại ngữ: 37 người

- Tin học: 50 người

Như vậy ta thấy số lượng CBCNV có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhưng đa phần đều được đào tạo trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp phần lớn trong số này đều chưa đáp ứng được các yêu cầu cho các cương vị hiện tại. Hơn nữa Công ty chưa đầu tư nhiều vào việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên nghiệp vụ (do công việc nhiều, khó bố trí được thời gian). Khi chuyển từ Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thì các yêu cầu về trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng đa dạng với công việc lại càng cao hơn.

Lao động là CNKT chiếm hơn 50% tổng số lao động. Do Công ty đã tập trung đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho số lao động là CNKT trong thời gian qua nên hiện nay có thể nói đội ngũ CNKT của Công ty đang từng bước được nâng cao và hoàn thiện, phần nào đáp ứng được yêu cầu.

Các đơn vị trong Công ty (theo sơ đồ) hiện tại chỉ duy nhất XNBK Đình hương là hạch toán báo sổ, tương đối được chuyển quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Còn các đơn vị còn lại đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Công ty.

Khi Công ty đường Lam Sơn chuyển thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn theo định hướng mới, cần nâng cấp một số đơn vị, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty. Cho nên mô hình tổ chức hành chính và bộ máy nhân sự cần thiết phải thay đổi lại cho phù hợp.

Dùng kinh phí đào tạo lấy từ nguồn Nhà nước cho phép trích từ chi phí cổ phần hoá đào tạo tăng số lượng cao đẳng lên tương đương với trình độ đại học để giảm tỷ lệ lao động phổ thông và CNKT (số này tham gia lao động trực tiếp).

Đào tạo nâng cao lao động có trình độ đại học theo hướng tinh thông chuyên môn, nhưng phải đáp ứng được nhiều công việc khác nhau. Các trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì chuyển nghề, cho đi đào tạo, chuyển công tác hoặc chấm dứt hợp đồng (hiện tỷ lệ đại học là cao nhưng số đáp ứng được công việc chưa nhiều).

2. Kế hoạch sản xuất và biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2000

2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000

Giá bán có thuế: Đường RE : 4.600đ/kg Đường RS : 4.200đ/kg Đường vàng : 3.800đ/kg Thị trường Chỉ tiêu ĐVT Nghị quyết ĐHCĐ KH 2000 Ghi chú

1 Giá trị sản xuất theo giá CĐ năm 1994

1000đ

637.260.800 642.320.8002 Giá trị SL hàng hoá thực hiện 1000đ 518.002.600 539.982.511 2 Giá trị SL hàng hoá thực hiện 1000đ 518.002.600 539.982.511 3 SL sản phẩm sản xuất

- Đường kết tinh tấn 105.000 105.000

+ Đường tinh luyện tấn 35.000 35.000

+ Đường kính trắng tấn 40.000 40.000

+ Đường vàng tinh khiết tấn 30.000 30.000

- Kẹo các loại tấn 2.500 3.200

- Bánh các loại tấn 2.500 3.200

- Phân bón tổng hợp tấn 40.000 40.000

- Nha tấn 800

- Bia 1000l 100

4 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 38.954.000 39.798.365

- Từ sản xuất đường 33.566.832

- Từ sản xuất Cồn-Bia-Rượu 2.103.312

- Từ sản xuất bánh kẹo 3.336.237

- Từ sản xuất phân bón 791.983

5 Tỷ lệ lợi nhuận/vốn điều lệ sau

khi trích các quỹ XN 19,19

2.2. Biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2000

Đầu tư mới đa dạng hoá sản phẩm hướng ra xuất khẩu.

Sau khi cổ phần hoá, dự kiến mở rộng sản xuất trên cơ sở đã thăm dò thị trường và đối tác thực hiện 3 dự án có tính khả thi sau đây:

Thị trườ ng

Nội dung Xí nghiệp cồn xuất khẩu

XN chế biến thức ăn gia súc

XN chế biến nước quả cô đặc

1 2 3 4 5

1 Công suất thiết kế 15 triệu lít năm 20.000 tấn/năm 20.000 tấn/năm

2 Vốn đầu tư 75 tỷ vay trả

- Việt Nam đồng 80 tỷ đồng 70 tỷ đồng chậm tiền thiết bị - Nguồn Vốn điều lệ Vay trả chậm tiền

thiết bị nước ngoài

3 Nước cung cấp thiết bị CHLB Đức Australia CHLB Đức 4 Thời gian vào đầu tư 01/1999 01/2000 01/2000 5 Thời gian đưa vào hoạt 01/2001 01/2001 01/2001

động

6 Thị trường tiêu thụ CHLB Đức Nhật, Hàn Quốc CHLB Đức 7 Giá bán sản phẩm

- Việt Nam đồng 5.000đ/lít 1.560.000đ/tấn 10.000.000đ/tấn - Ngoại tệ 0,5USD/lít 115USD/tấn 1.050USD/tấn 8 Tiến trình thực hiện dự án Đã có biên bản ghi nhớ Đã có biên bản ghi nhớ Chưa làm việc cụ thể 9

Mục tiêu đầu tư Giải quyết sức chữ mật rĩ

Giải quyết lượng ngọn dư thừa do không mở rộng vùng mía

10 Thời gian hoàn vốn đầu tư

3 năm 6 tháng 6 năm 5 năm 9 tháng

Nguồn vốn: - Từ vốn điều lệ

- Từ vốn vay theo dự án

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng.

Mục tiêu chung: Tăng cường năng suất lao động kể cả trong nông nghiệp và công nghiệp mới, xét lại định mức kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm tiêu hao vật chất, cắt giảm những chi phí không đúng chế độ, phấn đấu giảm giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ứ đọng tồn kho, nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Trước mắt:

- Thực hiện sản xuất đúng thời vụ tăng khả năng thu hồi đường ở các cụm đoạn sản xuất.

- Duy trì ổn định sản lượng mía 1 triệu tấn mía cây, tập trung đầu tư giống mía mới chất lượng cao đạt 10 -13 CCS có tính chống chịu, đầu tư thuỷ lợi tưới nước, tập trung thâm canh tăng năng suất giảm diện tích chuyển sang trồng dứa và cây ăn quả.

- Hỗ trợ đầu tư mua phương tiện vận tải cho bà con vùng mía bảo đảm vận chuyển đủ mía cho sản xuất và thúc đẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp và nông thôn và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.

Khai thác và vận dụng tối đa các ưu đãi của nhà nước cho Công ty cổ phần để hạ giá thành sản phẩm.

- Thuế sử dụng vốn không phải nộp. Giảm cụ thể: 92.548.150.000 đồng x 0,48% = 4.442.300.000 đồng - Kinh phí nộp cấp trên không phải nộp. Giảm được. 640.672.600.000 đồng x 0,4% = 2.562.700.000 đồng - Miễn tiền thuê đất 13 năm, mỗi năm 195 triệu đồng.

- Miễn tiền thuế sử dụng đất 15 năm, mỗi năm = 150.000.000 đồng - Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng thuế suất 20% (trước đây 32%) Miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm tiếp theo.

Như vậy sẽ giảm:

+ Năm 2000: 12.280.000.000 đồng + Năm 2001: 16.897.000.000 đồng + Năm 2000: 12.280.000.000 đồng + Năm 2001: 16.897.000.000 đồng + Năm 2002: 19.151.340.000 đồng

- Miễn thuế thu nhập cho cá nhân trong doanh nghiệp.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc dự án mở rộng, đầu tư chiều sâu là miễn 3 năm và giảm 5 năm tiếp theo.

Qua một số nét về tình hình cơ bản của Công ty cổ phần mía đường Lam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w