M ạng điện cung cấp
MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM ĐẤT
5.1.3.2. Cấu tạo chung, nguyên tắc làm việc của máy phay đất
Máy phay đất thường có các bộ phận chính sau:
- Trục phay, trên đó được lắp các lưỡi phay
- Khung và các tấm che chắn, bộ phận treo với máy kéo.
- Bộ phận truyền lực để truyền mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo đến trục phay.
- Bộ phận giới hạn độ sâu.
- Ly hợp an toàn
Lưỡi phay là chi tiết làm việc nặng nề nhất, chịu tác dụng mài mòn mãnh liệt
của đất khi cắt. Lưỡi phay có nhiều loại: Lưỡi dao thẳng, lưỡi dao cong, lưỡi dạng
máng nhọn, lưỡi dạng xoắn. Do đó, lưỡi phay thường chế tạo bằng thép tốt và được
tôi cạnh sắc. Hình dáng, kích thước lưỡi phay phụ thuộc vào tính năng của máy
phay cũng như tính chất đất đai, yêu cầu kỹ thuật nông học.
Các lưỡi phay có thể lắp trực tiếp lên trục hoặc các đĩa trên trục. Lưỡi có thể
lắp hướng tâm, tiếp tuyến nhưng phải đảm bảo việc phân li đất ra ngoài, không quấn
cỏ rác khi làm việc và đảm bảo độ sâu phay tối đa cho từng loại máy phay. Ngoài
ra, khi phay đi qua để mặt đồng bằng phẳng, cần bố trí chiều cong ngang của các
lưỡi phay hợp lý, không tạo rãnh hoặc thành luống cũng như đất đã phay không lấp
lên phần đất sắp được phay của lần đi sau.
Để điều chỉnh độ sâu phay thường dùng bộ phận thuyền trượt gắn hai bên máy
phay (với ruộng ướt) và các bánh xe (với ruộng khô) thông qua các lỗ bắt bulông
hoặc trục vít điều chỉnh.
Trên khung máy, ngoài gá lắp trục phay, các bộ phận truyền lực, bộ phận treo,
Hình 5.6 Bố trí các loại lưỡi phay trên trống
Ở một số máy phay, phía sau còn kết cấu một hàng răng chắn va đập phụ và
san mặt đồng (phay khô). Các máy phay có bề rộng làm việc lớn thường được kết
cấu thêm cụm li hợp ma sát trượt bảo vệ an toàn cho phay ở trước hộp giảm tốc
(phay ruộng nước) hoặc ngay trên trục phay (phay ruộng khô). Khi lực cản quay
trống phay quá lớn, mômen quay từ động cơ truyền đến sẽ bị trượt nhờ li hợp ma
sát này. Khi phay đi qua chướng ngại vật, phay lại làm việc bình thường.