Phần trên đã giới thiệu chu trình làm việc của hai loại động cơ 4 kỳ và 2 kỳ
có một xy lanh. Trong thực tiễn để nâng cao công suất và đảm bảo tính kinh tế người ta chế tạo động cơ nhiều xy lanh.
Ở mỗi loại động cơ, theo số lượng các xy lanh, nó có một trật tự làm việc
nhất định sao cho các quá trình nạp, nén cháy, sinh công, xả không tiến hành cùng một lúc trong tất cả các xy lanh mà cách nhau những khoảng cách góc ( ) bằng
nhau. Khoảng cách góc của động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ là: 7200 3600
i i
Trong đó i là số lượng xy lanh .
Động cơ càng nhiều xy lanh thì càng nhỏ và máy nổ càng đều.
Trong các loại động cơ nhiều xy lanh hiện nay, phổ biến là các loại động cơ
có 2, 4, 6, 8, 12, 24, ..., 54 xy lanh và phần lớn làm việc theo chu trình 4 kỳ.
Đối với loại động cơ 4 xy lanh 4 kỳ:
7200
4
Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, từng pít tông của từng xy lanh sẽ
chuyển động lên xuống để thực hiện các quá trình nạp, nén cháy, sinh công, xả và tuân theo một trật tự làm việc của động cơ. Thông thường trật tự làm việc của loại động cơ này là 1- 3- 4- 2, nghĩa là xy lanh thứ nhất thực hiện quá trình sinh công, sau 1800 đến xy lanh thứ 3 rồi đến xy lanh thứ 4 và sau cùng là xy lanh thứ 2 sinh
công. Trật tự làm việc của động cơ 4 xy lanh 4 kỳ được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Các quá trình làm việc của động cơ 4 xi lanh 4 kỳ
Góc quay trục khuỷu Xy lanh 1 Xy lanh 2 Xy lanh 3 Xy lanh 4
0 - 180o Sinh công Xả Nén Nạp
180o - 360o Xả Nạp Sinh công Nén
360o - 540o Nạp Nén Xả Sinh công
540o - 720o Nén Sinh công Nạp Xả