Sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đề tài: " NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀO WTO " doc (Trang 81 - 82)

Việc sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng là một giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh mà các DNNVV nên xem xét.

Theo Michael Porter, khi có những nhân tố quan trọng thay đổi sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc một ngành kinh doanh nào đó làm cho ngành này từ phân tán trở nên vững mạnh hoặc hình thành tính kinh tế nhờ quy mô trong ngành này, ví dụ như khi có những thay đổi về công nghệ hoặc những công nghệ mới ra đời giúp cho việc sản xuất sản phẩm từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, hoặc khi có những sáng kiến về thiết kế, tiếp thị sản phẩm giúp chuẩn hóa được nhu cầu quá đa dạng của thị trường khiến cho nhiều người chọn mua sản phẩm được chuẩn hóa này, tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng loạt, … . Khi này các doanh nghiệp có quy mô lớn với khả năng sản xuất hàng loạt hoặc kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh sẽ hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn các DNNVV đơn lẻ. Các DNNVV cần chú ý đến khuynh hướng này và nên hợp nhất, sáp nhập lại với nhau để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Một ví dụ về tình trạng này là ngành chăn nuôi bò thịt ở một số nước đã chuyển từ một ngành bị phân khúc (nhiều người nuôi bò thả rong, sau đó chuyển bò đến nơi giết mổ và chế biến) sang một ngành kinh doanh có tính vững mạnh (nuôi bò tập trung để vỗ béo, xây dựng hoặc mua lại các nhà máy chế biến thức ăn cho bò, xây dựng hoặc mua lại nhà máy chế biến và phân phối thịt bò, dẫn đến việc hình thành thương hiệu của một doanh nghiệp nào đó).

Ngoài ra, các DNNVV thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp ở nước ta như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, … cũng nên xem xét đến phương án tập trung lại hoặc chuyển đổi thành một công ty cổ phần để gia tăng quy mô, cải thiện tình trạng hạn chế về vốn, công nghệ, nhân lực, … để nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc chuyển đổi thành công ty cổ phần sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.

3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHAØ NƯỚC VAØ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG 3.3.1 Tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và hỗ trợ thông tin

Một phần của tài liệu đề tài: " NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀO WTO " doc (Trang 81 - 82)