- Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa
ÁP DỤNG NGUYÊNTẮC 4 KHỎE TRONG SẢN XUẤT LÚA(16)
Trong sản xuất nông nghiệp có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Quả đúng là câu tục ngữ rất hay, rất có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất như hiện nay, nhất là trong tình trạng thâm canh tăng vụ ngày càng cao, tăng vòng quay sử dụng đất, sản xuất liên tục nhiều vụ trên năm, dần dần đưa đến tình trạng đất bị nghèo dinh dưỡng và mức độ ô nhiễm môi trường ngày cũng gia tăng. Mặt khác, giữa môi trường và khí hậu thời tiết thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi khi môi trường bị ô nhiễm thì thời tiết và khí hậu cũng thay đổi theo. Nếu như thời tiết diễn biến theo chiều hướng bất lợi thì tất nhiên ít nhiều sẽ có những tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do vậy, ngoài
những yếu tố mà câu tục ngữ đã nêu, thì cần phải chú ý thêm một số yếu tố khác như đất canh tác và khí hậu...
1. Đất khỏe
16() Trần Ngọc Chủng – Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp – Sở NN & PTNT An Giang.
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thông qua việc tiếp nhận, dự trữ và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Đất canh tác thường có rất nhiều loại khác nhau: Đất thịt, đất cát, đất sét, đất thịt pha cát, đất thịt pha sét…nói chung là tùy theo từng khu vực khác nhau mà sẽ có từng loại đất khác nhau. Do vậy, trong sản xuất người nông dân cần phải xác định được loại đất mà mình hiện đang canh tác là loại đất gì? Thành phần sa cấu của đất ra sao? Nặng hay nhẹ? Đất giàu hay nghèo dinh dưỡng? Để từ đó, có thể chọn ra được loại cây trồng, áp dụng chế độ bón phân và chế độ tưới tiêu cho phù hợp. Đối với những vùng đất được sản xuất liên tục nhiều vụ trên năm (chủ yếu là những vùng có đê bao chống lũ triệt để) thì cây trồng thường bị thiếu dinh dưỡng và ngộ độc hữu cơ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng cây trồng bị ngộ độc hữu cơ một phần là do lịch thời vụ quá khắc khe, nên người nông dân không có đủ thời gian để cày ải và phơi đất, rơm rạ của vụ trước thường được cày vùi lấp xuống lòng đất và sau đó là bơm nước vào để trục trạt và tiếp tục xuống giống cho vụ sau. Rơm rạ bị chôn vùi trong điều kiện đất ngập nước, các vi sinh vật phân hủy xác bả thực vật sẽ phân hủy rơm rạ trong điều kiện hiếm khí, từ đó sẽ thải ra rất nhiều chất độc hữu cơ và sẽ gây ngộ độc cho cây trồng sau này. Mặt khác, đất nếu không được cày ải thì cỏ dại, hạt lúa cỏ, hạt lúa rơi rớt của vụ trước sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong vụ sau. Đồng thời các mầm bệnh lưu tồn trong đất của vụ trước vẫn không bị tiêu diệt và các mầm bệnh này sẽ tiếp tục tấn công lên cây trồng của vụ sau. Nói chung, trong sản xuất cần phải hết sức quan tâm đến khâu làm đất, tạo cho đất một độ tơi xốp nhất định, đất sạch bệnh, hay có thể gọi là đất khỏe. Có như vậy thì mới hy vọng cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt, chống chịu tốt đối với sâu bệnh và cuối cùng là cho năng suất cao.