Bộ NN & PTNT giới thiệu giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 43 - 47)

theo khuyến cáo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần chú ý về lâu dài những giống có năng suất cao chất lượng gạo tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường, và khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường cần được đưa vào canh tác.

Thay giống lúa mới và yêu cầu cơ bản

Thay đổi giống lúa mới có nhiều đặc tính sinh học và kinh tế tốt hơn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chọn giống lúa cho sản xuất và là bước tiến cao về chất lượng trong hoàn thiện giống cây trồng.

Yêu cầu cơ bản đối với giống lúa mới:

• Giống phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu quan trọng nhất, vì năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa.

• Giống phải có khả năng chống chịu được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Tuy nhiên đặc biệt đối với địa bàn Phường Mỹ Hòa thì cây lúa cần có khả năng chịu phèn, chống đổ ngã trong mùa mưa. Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi đó giúp cho cây lúa cho năng suất ổn định.

• Giống phải kháng một số sâu, bệnh vì sâu bệnh là nguyên nhân gây ra những thiệt hại về năng suất, có khi bị mất trắng và tiêu huỷ hoàn toàn như trong trường hợp bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hiện nay. Đồng thời các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất thường tốn rất nhiều chi phí và hậu quả để lại không nhỏ là làm ô nhiễm môi trường, giết đi những loài thiên địch, côn trùng có lợi cho đồng ruộng, ngoài ra nếu sử dụng thuốc hóa học không hợp lý (không theo nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc) sẽ làm dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Vì những lý do trên, việc đưa vào canh tác những giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những hậu quả đó và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

• Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Những điều cần chú ý khi sử dụng giống mới:

+ Phải biết được tên giống và nguồn gốc của giống.

+ Nắm được đặc điểm của giống như thời gian sinh trưởng, cứng cây hay yếu cây, nhiễm hay không nhiễm các loại sâu bệnh, tính chống chịu hạn, phèn, ….

+ Phải biết được chất lượng hạt giống nếu giống đó bà con mua ở nơi khác.

+ Nếu có thể cần tham khảo ý kiến của khuyến nông địa phương, viện trường trước khi trồng.

+ Chú ý tính ngủ nghỉ (miên trạng) của hạt giống nếu giống mới thu hoạch để có biện pháp xử lý.

Đặc biệt hiện nay đại dịch rầy nâu tàn phá rất nặng nề nên bà con nông dân cần chú ý về tính chống chịu của giống đó đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, không nên sử dụng giống không rõ nguồn gốc.

Tóm lại: Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải có nhiều đối tượng tham

gia.

+ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân, cách áp dụng các chương trình ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, nguyên tắc bốn đúng, bốn khỏe…

+ Phường Mỹ Hòa cùng cán bộ nông nghiệp phường có vai trò rất quan trọng trong khâu liên hệ với trại giống Bình Đức hoặc các trại giống khác để đảm bảo lượng giống nguyên chủng cung cấp cho các nông dân trong tổ nhân giống.

+ Các trại giống cần phải đảm bảo đầy đủ lượng giống nguyên chủng sẵn sàng cung cấp khi có nhu cầu.

+ Người có vai trò quan trọng hơn cả chính là nông dân trong tổ nhân giống, phải là những nông dân giỏi, có kinh nghiệm, và nhất là phải áp dụng quy trình canh tác do Sở tập huấn và chỉ đạo. Có như vậy thì giải pháp sẽ được thực hiện tốt và kết quả mang lại sẽ rất cao.

4.1.4. Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

- Kiểm tra lại độ ẩm của hạt giống trước khi ngâm, tốt nhất nên phơi lại 1 – 2 nắng sáng (8 – 12 giờ) để tăng sức hút nước và sức nẩy mầm của hạt giống.

- Thử tỷ lệ nẩy mầm đây là biện pháp tốt nhất để thấy được tỷ lệ nẩy mầm của giống và được bà con sử dụng rộng rãi bằng cách: Thử một nắm hạt giống (khoảng 200 – 300 gram) ngâm bình thường trong 24 – 36 giờ, sau đó đãi sạch và bỏ vào túi vải ủ khoảng 24 giờ nếu thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% là đạt yêu cầu trước khi ngâm ủ chuẩn bị gieo sạ.

Chú ý: Nên tiến hành việc này trước khi bắt đầu mùa vụ khoảng 15 – 20

ngày để có thời gian chuẩn bị giống mới nếu giống cũ không đạt yêu cầu.

- Xử lý với nước nóng 540C (3 sôi 2 lạnh) điều này góp phần tích cực trong việc phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại bám trên hạt giống.

- Xử lý với dung dịch muối (15%) có tác dụng rất tốt loại bỏ đáng kể mầm bệnh lúa von, các hạt lép lửng, hạt cỏ lúa.

Cách làm như sau:

• Lúa giống ngâm với nước sạch 24 – 36 giờ (lúa đã no nước), pha dung dịch nước muối 15% (15 kg muối ăn pha với 100 lít nước), khấy mạnh cho tan hết muối.

• Một thể tích lúa giống cần 3 thể tích dung dịch muối đã pha.

• Xử lý nhanh trong vòng 10 – 15 phút (loại tất cả hạt lép, lửng, hạt cỏ) sau đó đem lúa giống đãi với nước sạch nhiều lần cho hết muối rồi mới đem đi ủ.

Ghi chú: Cách làm này ít phổ biến ở địa phương vì tốn nhiều thời gian và

chi phí.

- Xử lý hạt giống với hóa chất như: Gaucho, Cruiser Plus…(ngừa bọ trĩ, rầy nâu); ViPac88, Humate hoặc Super Humate…(tăng sức nẩy mầm); Thiram, Benomyl, Carbendazim…(ngừa lúa von). Xử lý trước khi gieo sạ khoảng 2 – 4 giờ bằng cách phun đều lên hạt giống đã nẩy mầm.

- Xử lý phá miên trạng hạt giống bằng Axit Nitric 50/00 (có thể thử để chọn nồng độ thích hợp dao động từ 20/00 – 100/00 ).

- Ngoài ra có thể xử lý hạt giống theo hướng sinh học(14)như:

+ Pha 50g thuốc ngâm giống BTN trong lượng nước vừa đủ để ngâm 100kg hạt giống lúa trong 24 giờ, sau đó vớt ra không cần gút xả giống, ủ nứt nanh: Khử mầm sâu bệnh trên hạt giống, tăng tỷ lệ nảy mầm, mầm khỏe mạnh.

+ Pha 50cc thuốc LẤY NGÓT 25SL trong 10 lít nước phun tẩm trong khối lượng hạt giống 100kg nứt nanh ướt đều trong ít nhất 12 giờ, sau khi mầm đủ dài: Phòng chống côn trùng chích hút và nhiễm vi rút sớm.

4.1. Giải pháp về kỹ thuật canh tác.

Qui trình Kỹ thuật sản xuất Lúa (dựa vào tài liệu "Quy trình canh tác lúa chất lượng cao ứng dụng ba giảm ba tăng để ngăn ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá - của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

4.2.1. Chuẩn bị đất.

Đối với vụ Đông xuân:

Do sự bồi đắp của phù sa và thời gian nghỉ của đất khi bị ngập nước là từ 2 – 3 tháng nên khâu chuẩn bị đất cho vụ đông xuân tương đối đơn giản.

• Dọn sạch cỏ ở những bờ mẫu, cắt mã đề, rau mát và các loại cỏ khác trước khi nước rút để tiện cho việc di chuyển cỏ vào bờ.

• Trước khi gieo sạ cần trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang bị thiết bị trang phẳng kèm theo nhằm tạo cho bề mặt ruộng được bằng phẳng, tiện cho việc rút tháo nước dễ dàng sau khi sạ, tránh tình trạng đọng vũng dễ bị nhiễm phèn và cơ hội cho ốc bươu vàng phá hại.

Đối với vụ Hè thu:

Việc làm đất ở vụ hè thu khá vất vả hơn, trong tình trạng rầy nâu bùng phát như hiện nay bà con nông dân nên dùng rơm phủ bề mặt ruộng hoặc dùng máy cày gắn công cụ chuyên dụng để cắt rạ, phơi khô khoảng 5 – 7 ngày sau đó tiến hành đốt đồng (mặc dù khâu đốt đồng không được khuyến khích áp dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w