Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu 46 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận (Trang 55 - 57)

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn từ phía khách hàng tại VCB Tân Thuận chủ yếu là do khách hàng làm ăn thua lỗ, khó khăn về tài chính và công nợ chưa thu hồi được, cả hai nguyên nhân này không xuất phát từ chủ quan của khách hàng mà do khách quan dẫn đến trình trạng mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn thanh toán cho ngân hàng.

Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế quốc doanh, với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khách nhau, nhưng tất cả các nguyên nhân này đều có thể dẫn tới rủi ro không thu hồi được nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng là do hàng tồn kho của doanh nghiệp vay vốn quá lớn nên vốn chưa thu hồi được do hàng hoá chưa tiêu thụ được. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu vay vốn ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vốn tự có của họ chiếm một tỷ lệ nhỏ (chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định) nên khi hàng hoá chưa tiêu thụ

được mà đến kỳ hạn trả nợ cho ngân hàng thì không có khả năng thanh toán, dẫn đến nợ quá hạn.

Nợ quá hạn do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nguyên nhân của trình trạng này là do giá cả của thị trường luôn biến động, giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh, sức mua của người tiêu dùng tăng ít, bên cạnh đó do sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cho trị trường không cạnh tranh nổi với các hàng hoá cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài, làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần. Những nguyên nhân này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay, và hậu quả cuối cùng là không thể thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng vì kinh doanh không hiệu quả. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cũng là một nguyên nhân gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng giám sát chặt chẽ hơn quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng thì có thể hạn chế được nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra.

Một nguyên nhân khác gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng là do công nợ chưa thu hồi được. Có thể thấy rằng đây là nguyên nhân bắt nguồn từ sự chiếm dụng vốn lẫn nhau, khoản mục nợ phải thu chiếm một tỷ lệ cao trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nên khi đối tác làm ăn không hiệu quả, không thanh toán được các khoản này thì doanh nghiệp không có tiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp vay vốn lừa đảo, bỏ trốn cũng góp phần làm tăng nợ quá hạn tại VCB Tân Thuận. Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc đề ra những biện pháp trong khâu thẩm định, giám sát khách hàng chặt chẽ để phát hiện kịp thời những hành động xấu, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tín dụng thương mại khá phổ biến, kèm theo đó là trình trạng chiếm dụng vốn giữa cá nhân và doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy, về phía ngân hàng cần phải theo dõi

đôn đốc khách hàng để tránh trình trạng chiếm dụng vốn xảy ra thuờng xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 46 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận (Trang 55 - 57)