Cấu trúc các trạng thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC pdf (Trang 64 - 67)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.2.5. Cấu trúc các trạng thái thảm thực vật

Chúng tôi chỉ thống kê cây gỗ có chiều cao > 1,5m để lấy số liệu tính mật độ cây gỗ tham gia vào cấu trúc tầng cây bụi, cây gỗ TSTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Nhìn chung, trong 4 kiểu thảm: TTV thấp sau NR, TTV cao sau NR, TTV cao sau KTK và Rừng non, tuy có thời gian phục hồi khác nhau nhưng về cấu trúc TTV gần như tương đồng, chỉ có 2 tầng: tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh và thảm tươi, chỉ khác nhau về thành phần loài, cấu trúc hình thái đơn giản hay phức tạp và mật độ cây gỗ có mặt trong mỗi tầng. Riêng rừng non phân chia thành 3 tầng rõ rệt.

Để hiểu thêm về đặc điểm của thực vật rừng ở đây, chúng tôi phân tích sự phân bố của các loài tham gia vào quá trình hình thành nên các kiểu thảm trên.

4.2.5.1. Thảm thƣ̣c vật thấp phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy

Kiểu thảm này có thời gian phục hồi từ 2 – 3 năm, nên có cấu trúc hình thái tương đối đơn giản, có sự phân hoá thành 2 tầng chính: tầng cây bụi và thảm tươi.

Tầng cây bụi chủ yếu các loài cây bụi thấp ưa sáng, thích hợp phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, mật độ dày đặc thuộc về các loài: Mua thường, Đồng, Xích đồng nam, Vú bò lá nguyên…. Ngoài ra, còn gặp thêm một số loài như: Tháu kén hoa đỏ, Bướm bạc, Trọng đũa … Tầng cây bụi, có chiều cao dao động trong khoảng 0,9 – 2 m, cây gỗ mọc rải rác, không nhiều, không thành tần riêng biệt. Mật độ cây gỗ 448 cây/ha, phần lớn là các loài có kích thước nhỏ, DTB: 1,2 cm; HTB: 1,67m. Thành phần cây gỗ chủ yếu cây tiên phong, ưa sáng như: Thầu tấu, Muối, Sừng dê, Màng tang, Kháo, Na rừng….

Tầng cây thảo rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Một số loài có chiều cao 1,0 – 2,0m, như: Cỏ chè vè, Cỏ lào, Cỏ tranh; trong đó cỏ tranh có mật độ rất lớn, với độ dày rậm Cop1. Ngoài ra các loài thân thảo có chiều cao 20 – 60 cm như: Đơn buốt, Cỏ lá tre,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Cỏ chỉ, Cỏ may, Cỏ bài ngài, Gối hạc trắng , Bụp vang, Cói lông… Không thể thiếu được sự có mặt của các loại Dương xỉ : Guột, Dáng tô tần. Thực vật ngoại tầng không có dây leo thân gỗ, hầu như chỉ là dây leo thân thảo: Dây bìm bịp, bòng bong, dây vằng trắng… Đánh giá độ dầy dậm của thảm tươi trong kiểu thảm này từ Cop1 đến Soc.

4.2.5.2. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy

Như phần trên chúng tôi đã thống kê, TTV có thành phần loài đa dạng, phong phú về số lượng do chúng được phục hồi trên vị trí rất thuận lợi về mặt sinh thái. Sự phân hoá thành phần ở giai đoạn phục hồi này rất rõ ràng, 2 tầng chính: Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên , cây bụi và thảm tươi.

Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên, cây bụi: Ngoài những loài cây có mặt ở tầng cây gỗ của TTV thấp sau nương rẫy, ở đây còn thấy xuất hiện thêm nhiểu loài mới, có sức sinh trưởng nhanh và có thể cho gỗ tốt như: Nhựa ruồi, Trám trắng, Bứa, Nhội, Kháo nhớt, Trâm ba lá chụm, Linh lông…, kiểu thảm này so sự phân hoá thành hai cấp chiều cao:

+ Cấp chiều cao 2,0 – 4,5 m: Chủ yếu là cây gỗ tiên phong, ưa sáng, ngoài ra còn gặp thêm một số loài có tinh vượt trội về chiều cao nhưng không nhiều: Màng tang, Đẹn ba lá, Trám trắng. Mật độ cây gỗ tương đối cao 1822 cây/ha, HTB: 3,35m; DTB: 3,2 cm.

+ Cấp chiều cao 0,5 – 2,0m: Bao gồm các cây bụi và cây tái sinh. Cây bụi ở đây có thành phần loài đa dạng chủ yếu các loài: Vai trắng, Vú bò lá nguyên, Gối hạc trắng, Ké hoa đào, Mua thường, Trọng đũa,Ba chạc, Bướm bạc, Lấu, Nàng nàng…, nhưng có mật đọ nhiều nhất là ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

chạc chiếm 40% tổng số loài cây bụi thấp, các loài sim, mua thường, tháu kén hoa đỏ có tần xuất gặp lớn trong TTV thấp sau NR thì ở đây giảm hẳn, chỉ xuất hiện rải rác. Cây gỗ tái sinh trong cấp chiều cao này chiếm phần lớn 1067 cây/ha, HTB: 1,7m; DTB: 1,9 cm. Do điều kiện sinh trưởng phát triển thuận lợi, cây gỗ mọc tập trung, tạo nên độ tàn che tương đối lớn (k<0,2). Các chỉ số về đường kính và chiều cao của cây tái sinh trong TTV cao sau NR cho thấy cây tái sinh ở đây phát triển tốt. Do quá trình phục hồi diễn ra mạnh mẽ, tầng cây gỗ tạo nên độ tàn che lớn, mặc dù thảm tươi có thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể của mỗi loài rất ít, chủ yếu vẫn là các loài trong họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), các loài Dây leo rải rác thuộc các họ Dilleniaceae, họ Fagaceae, Hernadiacae, Mimosaceae. Độ dày rậm của thảm cỏ, chúng tôi đánh giá Sp đến Cop1.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC pdf (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)