Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC pdf (Trang 77 - 79)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.3.3.Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Kết quả điều tra cho thấy chỉ tiêu về phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao (8 cấp chiều cao) của các điểm nghiên cứu rất khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Bảng 4.8. Sự phân bố mật độ TSTN theo cấp chiều cao trong các kiểu thảm

Trạng thái TTV Tỷ lệ % TSTN theo các cấp chiều cao Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp VIII TTV thấp sau NR 48.7 18.8 12.8 10.3 5.1 3.4 0.9 TTV cao sau NR 30.7 7.9 5.7 9.1 12.5 14.8 7.9 11.4 TTV cao sau KTK 32.4 10.2 3.7 5.6 8.3 13.8 16.7 9.3 Rừng non 23.7 5.8 6.5 7.9 10.8 15.1 23.1 7.2

Qua bảng số liệu trên (bảng 4.8) biểu thị tỷ lệ cây TSTN theo chiều cấp cao trong từng kiểu thảm, chúng tôi có một số nhận xét sau:

+ Tất cả 4 kiểu thảm nghiên cứu đều có tỷ lệ cây TSTN ở cấp I cao nhất rồi giảm mạnh ở cấp II, sau đố sẽ thay đổi ở các cấp sau, mức độ thay đổi tùy vào từng kiểu thảm. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: Cây mạ(cây con chiều cao <20cm) thường có mật độ rất lớn, chúng sinh trưởng nhờ chất dự trữ trong hạt hoặc trong cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, chúng chưa tổng hợp được chất hữu cơ , nên ở giai đoạn này chế độ ánh sáng, thổ nhưỡng ít ảnh hưởng đến cây mạ. Khi sử dụng hết chất dự trữ trong hạt và phát triển thành cây non thì chúng phải tự tổng hợp chất hữu cơ bằng quang hợp. Giai đoạn này, nhu cầu ánh sáng của cây con tăng lên nhưng chiều cao của cây con còn thấp. Độ che phủ của tán rừng và tầng thảm tươi, cây bụi đã ảnh hưởng xấu đến việc đồng hóa chất Cacbon nên chúng dễ bị chết hàng loạt.

+ TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR có thời gian phục hồi 2-3 năm, chiều cao cây TSTN chia thành 7 cấp (cấp I đến cấp VII). Chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

tỏ trong giai đoạn này TTV có sự tích lũy của lớp cây bụi (chiều cao trung bình của cây bụi HTB = 0.8m).

+ TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rẫy và sau khai thác kiệt, cụ thể : TTV cao phục hồi tự nhiên sau NR có tỷ lệ cây TSTN cao nhất ở cấp VI (201-250cm), TTV cao sau KTK có tỷ lệ cây TSTN cao nhất ở cấp VII (251-300cm)

+ Rừng non: tỷ lệ cây TSTN theo cấp chiều cao của rừng non đạt giá trị cao nhất ở cấp VII giống với TTV cao sau KTK nhưng lớn hơn. Mật độ cây gỗ sẽ có xu hướng nhiều lên khi cấp chiều cao tăng, cùng với thời gian phục hồi tăng đến một ngường nào đó nó sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC pdf (Trang 77 - 79)