Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vố n:

Một phần của tài liệu 1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

III. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh

3. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vố n:

3.1. Đối vi khách hàng là doanh nghip:

Trong thực tế hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT, rủi ro tín dụng xuất phát từ phía khách hàng là doanh nghiệp thường do các nguyên nhân:

- Sau khi nhận được vốn vay, các doanh nghiệp thường có động cơ sử

dụng vốn vào các mục đích rủi ro với mức sinh lợi cao. Tuy nhiên, vấn đề các doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích không chỉ do ý chí chủ

quan của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ công tác giám sát khách hàng sau khi cho vay của ngân hàng chưa thật sự chặt chẽ. Thêm vào đó, do Việt Nam vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, trong khi khách hàng cùng một lúc quan hệ

với nhiều ngân hàng nên một số khoản vay rất khó kiểm soát, việc sử dụng vốn vay chồng chéo giữa các ngân hàng là rất phổ biến mà ngân hàng rất khó có thể

phát hiện. Trong một số trường hợp do tâm lý ỷ lại là ít khi bị pháp luật trừng trị khi vi phạm hợp đồng nên khách hàng đã sử dụng khoản tiền trả nợ cho ngân hàng để dùng vào những mục đích khác, làm cho nợ vay không được trả đúng hạn, thể hiện ở những khoản nợ quá hạn và gia hạn nợ.

- Khách hàng hiện nay của chi nhánh vẫn còn khá đông các DNNN. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình các DNNN chưa thật sự nỗ lực trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vì do doanh nghiệp luôn có tâm lý ỷ

lại vào cơ chế xử lý của Nhà nước, nếu kinh doanh thua lỗ doanh nghiệp cũng vẫn tồn tại, trả nợ vay không được Nhà nước sẽ có cơ chế xử lý. Chính vì tâm lý này mà một số DNNN rất thiếu sự cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư. Chỉ cần có ý tưởng là đề xuất dự án vay vốn ngân hàng. Vì không có sự nghiêm túc trong quyết định đầu tư nên quá trình triển khai thực hiện dự án gặp rất nhiều vướng mắc, có khi dẫn đến dự án bị phá sản, toàn bộ nguồn vốn đã đầu tư đều bị mất. Hành vi ỷ lại này thể hiện rất rõ trong quá trình triển khai thực hiện dự án của các DNNN. Rất hiếm khi các doanh nghiệp đánh giá kết quả

thực hiện cho từng giai đoạn để thấy được những mặt làm được cũng như

những tồn tại cần khắc phục và dự báo những khó khăn, trở ngại phải đối mặt trong thời gian tới để đảm bảo cho việc thực thi dự án thành công. Chính từ sự

thiếu trách nhiệm đã dẫn đến một số dự án bị thua lỗ.

- Hầu hết các hách hàng chưa có thiện chí trong vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để phục vụ cho việc cấp tín dụng: các báo cáo tài chính thường thiếu sự minh bạch, trung thực, không được kiểm toán hoặc một số

doanh nghiệp tuy có thực hiện kiểm toán nhưng chậm so với thời gian ngân hàng cần có để sử dụng cho quá trình phân tích.

- Công tác quản lý, điều hành của một số doanh nghiệp chưa hiệu quả. Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế, chưa đủ kinh nghiệm và tầm nhìn về lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, trình độ, kiến thức về

quản lý kinh tế yếu kém thể hiện qua việc doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, không chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về sự biến động của giá cả thị

trường, ngành hàng, về tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, đối thủ

cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời với sự

biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường và môi trường kinh doanh, cũng như các sản phẩm làm ra không có sự gắn kết, không đáp ứng

được thị hiếu của người tiêu dùng... Đa phần các doanh nghiệp vay vốn nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song hầu hết các doanh nghiệp lại ít chịu mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ

máy điều hành, giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh mở rộng quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn

đến sự phá sản của hầu hết các doanh nghiệp.

- Sự hạn chế của đội ngũ nhân viên về trình độ chuyên môn, tay nghề, kỷ thuật và kỹ luật lao động.

- Thói quen sản xuất, kinh doanh theo kiểu phong trào: thấy lĩnh vực nào có hiệu quả, các doanh nghiệp thường đổ xô đầu tư mà không xem xét đầy

đủ mọi khía cạnh.

- Công nghệ, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không tạo ra được những sản phẩm mang tính cạnh tranh. Nguyên nhân một mặt do Ban lãnh đạo chưa đủ tầm nhìn mặt khác do sự phát triển quá nhanh của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

- Sự tác động của các nhân tố khách quan như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội như sự thay đổi quan điểm và sở thích của người tiêu dùng, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố...

3.2. Đối vi khách hàng là cá nhân:

Với các khách hàng là cá nhân, nguyên nhân dẫn đến rủi ro chó NHNTVN-CNCT thường do:

- Hoạt động kinh doanh của khách hàng không gặp thuận lợi, khả năng quản lý tình hình tài chính yếu kém.

- Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.

- Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống nên phải sử

dụng một số tiền lớn do đó ảnh hưởng khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. - Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích...

CHƯƠNG 4: MT S GII PHÁP GIÚP HN

CH RI RO TÍN DNG

Một phần của tài liệu 1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)