Văn bản luật:

Một phần của tài liệu 1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

III. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh

1. Nguyên nhân khách quan:

1.2. Văn bản luật:

Hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT trong thời gian qua chịu ảnh hưởng không chỉ từ việc hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ngân hàng có sự chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý, thiếu tính

chặt chẽ mà ảnh hưởng rõ nét nhất là từ việc các chính sách về xuất nhập khẩu, các quy định về vấn đề an ninh lương thực được Chính Phủ ban hành, thay đổi khá đột ngột.

Như trong thời gian vừa qua, khi Chính Phủ ban hành các văn bản về tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng mà trước đó Chi nhánh đã mở L/C bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, do thuế tăng nên việc kinh doanh của một số khách hàng bị thua lỗ, từ đó dẫn đến việc khách hàng chậm trả nợ hoặc không trảđược nợ cho ngân hàng.

Hoặc như khi ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực vay vốn thu mua lúa gạo xuất khẩu (một trong những ngành hàng chủ lực của khu vực ĐBSCL, và là một trong những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của NHNTVN-CNCT) các doanh nghiệp đều đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo, tuy nhiên sau đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,

để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia, Chính Phủ đột ngột ban hành quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo. Việc ban hành này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký của các doanh nghiệp, hậu quả là nhiều doanh nghiệp thu mua lúa gạo là khách hàng lớn của Chi nhánh đã giảm dư nợ, và thực hiện gia hạn nợ.

Khi một chính sách bị thay đổi đột ngột sẽảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kế hoạch, cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp. Việc định hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, không chính xác sẽ dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, hàng hóa khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ, khi đó rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

1.3. Thông tin tín dng:

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt động đã

đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó, vai trò nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẻo, chưa thực sự mang lại kết quả

như mong muốn.

Trong thời gian qua, NHNTVN-CNCT trong một vài trường hợp trước khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thông tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thật sựđáp ứng được yêu cầu.

Các NHTM nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng hiện nay chưa nhận

được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ

quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản.

Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, NHNTVN-CNCT cũng còn lệ

thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các ngân hàng và khách hàng vay .

2. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNTVN–CNCT:

2.1. Cán b tín dng:

Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng tại NHNTVN-CNCT hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù theo kết quả khảo sát tất cả các cán bộ tín dụng đều có trình độđại học, tốt nghiệp

đúng chuyên ngành, tuy nhiên do độ tuổi của đa số cán bộ tín dụng còn khá trẻ, phần lớn vừa được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm nên cần phải có thêm thời gian đểđược đào tạo thêm, và đúc kết nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh nguyên nhân trên, vẫn còn một số ít cán bộ chưa có ý thức tự

nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ít chịu học hỏi kinh nghiệm, chỉ thực hiện công việc một cách thụđộng.

Thêm vào đó, công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng của NHNTVN-CNCT hiện nay không theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh nên dẫn đến việc cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành. Khách hàng khi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia

đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet. Việc không có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành cần thẩm định dễđưa đến những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngược lại, khách hàng thông tin sai mà cán bộ tín dụng không biết, từđó có những quyết định sai lầm trong cho vay.

Ngoài ra, sự gắn bó, nổ lực trong công việc của một bộ phận cán bộ tín dụng tại NHNTVN-CNCT hiện chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí công việc và vấn đềđãi ngộ chưa đủ sức thu hút.

2.2. Thông tin tín dng:

Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về

môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽđầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống.

2.3. Tài sn bo dm:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT trong thời gian qua liên quan đến TSBĐ có nhiều vấn đề cần được phân tích và làm rõ:

- Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được các cán bộ tín dụng làm thường xuyên mà định kỳ hàng năm chỉ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay

- Quá trình định giá trị TSBĐ được ngân hàng thực hiện theo cách các bên tự thỏa thuận sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên cơ sở

tham khảo bảng giá đất quy định do UBND TP ban hành hàng năm. Do đa số

cán bộ tín dụng tại NHNTVN-CNCT còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định giá cũng như sự thông thạo về tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất

động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các cán bộ tín dụng sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhưng nếu định giá cao ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.

- Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào TSBĐ. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải được trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sựđảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không

đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín.

- Do không thể nắm bắt được chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực, nên không tránh khỏi việc cán bộ tín dụng không thểđánh giá được chính xác hiện trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị chuyên dụng. Thêm vào đó là tình trạng thông tin bất cân xứng về giá trị

thực của TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vì khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản. Chính vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn.

- Việc cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay hiện nay chưa rõ ràng và các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở không ít cho ngân hàng, cụ thể:

* Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian trước khi bán đấu giá tài sản như không có đầy đủ kho để bảo quản, giá trị tài sản giảm sút nhanh, nhất là trong giai đoạn công nghệ thông tin hiện nay, khi đó, để

có thể bán, khai thác hoặc cho thuê buộc ngân hàng phải sửa chữa, đầu tư thêm,

điều này làm cho chi phí tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản chưa chắc đã thu đủ nợ gốc, hoặc như vướng mắc về hồ sơ, thủ tục pháp lý,…nên giá bán thực tếđôi khi thấp hơn rất nhiều so với giá bán dự kiến, và vấn đề sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhiều đối với những tài sản chuyên dùng. Đối với tài sản là bất động sản, do giá trị tài sản quá lớn (có những tài sản trị giá vài chục tỉ đồng hay thậm chí vài trăm tỉ đồng) gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, vì ít người có khả năng mua được. Hơn nữa, khi bỏ ra một số tiền quá lớn để mua lại tài sản “vỡ nợ” thì sức ép tâm lý không phải dễ dàng vượt qua.

* Trong việc phát mãi TSBĐ, ngân hàng chưa có thực quyền trong việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếp quản. Để phát mãi TSBĐ, ngân hàng phải xin được giải quyết quyền lợi bằng việc khởi kiện ra tòa án, do đó, tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí.

* Sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm soát, tòa án, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chặt chẽ và kịp thời.

* Ngân hàng gặp nhiều vướng mắc khi nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án.

2.4. Chính sách tín dng, quy trình tín dng:

Sau gần một năm triển khai quy trình tín dụng mới theo tư vấn của dự án Hỗ trợ kỹ thuật Hà Lan, có thể nói mô hình tín dụng mới đã thay đổi một cách căn bản cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống tại ngân hàng từ trước đến nay. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là chức năng quan hệ khách hàng (bộ phận quan hệ khách hàng) và chức năng quản lý rủi ro (bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản lý nợ) được thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của quy trình mới chỉ giới hạn đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, chưa có cơ chế quản lý điều hành trong việc cấp tín dụng đến nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhóm khách hàng cá thể. Do mới đi vào hoạt động nên quy trình tín dụng mới chưa thể phát huy hết tính hiệu quả, trong quá trình thực hiện ngân hàng vẫn vấp phải những vướng mắc cần có sự thống nhất toàn hệ

thống NHNT sau thời gian triển khai quy định. Rủi ro tín dụng sẽ dễ dàng xảy ra nếu như quá trình cấp tín dụng vẫn tiến hành theo cách thức vận dụng khá “linh hoạt” quy trình tín dụng như ngân hàng đã thường thực hiện trước đây.

2.5. Công tác thm định:

Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và

ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu công tác thẩm định không được thực hiện tốt. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ

tín dụng phải tiến hành thẩm định cả yêu tố uy tín, năng lực quản lý và năng lực quản trị của khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, công việc đánh giá uy tín của khách hàng đang là vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thông tin và khả năng phát tín hiệu của khách hàng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được. Trong khi đó đối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực kinh tế tư nhân thì còn quá non trẻ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp thành viên phát triển,

nhất là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường nên đã dẫn đến việc thu thập thông tin đểđánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn.

Về năng lực quản trị, mặc dù nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết

định sự thành bại của doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực, nhất là bộ

phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hoàn toàn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác. Kết quả là việc đánh giá năng lực quản lý của khách hàng chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất.

Về năng lực tài chính, công việc đánh giá được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thể nói

độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với các DNTN. Ngân hàng dù biết kiểm toán báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng không dám đề nghị khách hàng thực hiện vì sợ mất khách hàng. Từ những số liệu chưa thực sự tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ không phản ánh

đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng.

Đối với các dự án/phương án, thẩm định tính hiệu quả là khâu quan trọng,

ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tuy nhiên do có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động nên đã dẫn đến chất lượng

đánh giá phương án/dự án vay chưa thật sự hiệu quả:

- Khi nhận một dự án, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các khía cạnh như yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả các yếu tố kinh tế, xã hội của dự án. Tuy nhiên, việc thẩm định dự án trong một môi trường thiếu thông tin như của Việt Nam là một thách thức lớn đối với các cán bộ thẩm định. Trên thị trường hiện nay, có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Do đó, khi đánh giá thị trường đối với sản phẩm của dự án, cán bộ

thẩm định chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thu thập

Một phần của tài liệu 1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)