CHỨNG TỪ GHI SỔ
1.4.4.5 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn.
Tương tự như Hệ số khả năng thanh toán chung, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty đều tốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn các năm 2004, 2005, 2006 là 1,49; 0,91; 1,16 còn hệ số khả năng thanh toán nhanh lần lượt là 0,64; 0,54 và 0,59. Đây đều là các hệ số trong mức an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhưng mặt khác cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính là chưa cao. Các hệ số này năm 2005 thấp hơn các năm khác phản ánh kết quả kinh doanh của năm 2005 là thấp hơn nhưng tình trạng này đã được khắc phục một phần vào năm 2006 tuy chưa đạt được như những năm 2004 trở về trước.
So sánh mối tương quan giữa hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thấy được các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn còn được phân tích qua chỉ tiêu Độ dài chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
kinh doanh quay nợ PTKH vòng quay HTK quay nợ PTNB Theo tính toán độ dài chu kỳ kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2004 là 154,47ngày; của năm 2005 là 167,86 ngày và của năm 2006 là 189,6 ngày. Độ dài chu kỳ kinh doanh cho biết quãng thời gian cần thiết từ lúc chi tiền cho hoạt động kinh doanh đến khi chuyển đổi hết các tài sản đó thành tiền và Tổng công ty có chu kỳ kinh doanh tương đối phù hợp với đặc trưng thời vụ sản phẩm chè, sự chuyển đổi hình thái tài sản nhanh khiến cho khả năng thanh toán tốt hơn. Tuy nhiên, độ dài chu kỳ kinh doanh của Tổng công ty ngày càng dài một phần cho thấy hiệu quả kinh doanh sụt giảm và còn khiến khả năng thanh toán giảm đi, đó là một trong những điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần lưu ý trong điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mình.
Nói tóm lại, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty Chè Việt Nam để thấy tài sản của Tổng công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ. Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu , tiết kiệm chi phí, chủ động dòng tiền thu vào đảm bảo tự chủ tài chính cũng như sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính của mình.