Tạo nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 52)

Với những thực tế đã được dẫn chứng ở trên, có thể khẳng định lại rằng vốn đầu tư có tầm quan trọng to lớn đến mọi mặt hoạt động của ngành cà phê Việt Nam và chất lượng sản phẩm. Do đó, tìm và tạo nguồn vốn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đối với Nhà nước, bên cạnh các hình thức trực tiếp, thì cần có sự hỗ trợ gián tiếp cho nông nghiệp. Kinh nghiệm hiện đại hoá nông nghiệp ở một số nước như Đài Loan, Thái Lan cho thấy ngoài những chương trình đầu tư trực tiếp về giao thông, thuỷ lợi, điện khí hoá, tín dụng...( hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện từng bước những chương trình này), thì đầu tư gián tiếp cũng tỏ ra có hiệu quả. Đầu tư gián tiếp là những chính sách ưu đãi về thuế khoá, bán điện, xăng dầu vật tư...Hiệu quả của chính sách này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên giao một phần các nguồn vốn trong đó có vốn xây dựng cơ bản, vốn định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ( một lực lượng tích cực tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội tại các vùng sản xuất cà phê ), và tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đối với các doanh nghiệp, cần tăng cường huy động vốn và vay ngân hàng, nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp cà phê để huy động vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Giải pháp này cần ưu tiên bán cổ phiếu cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê.

Về phía ngân hàng cần nghiên cứu cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp ổn định được chân hàng xuất khẩu. Ngoài ra, ngân hàng cũng quan tâm giải quyết cho nông dân vay để mở rộng sản xuất. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, xây dựng

các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các vùng cà phê trọng điểm. Thêm nữa , nên giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian và tiền bạc trong việc giải quyết vay hay hỗ trợ vốn.

Và cuối cùng việc khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ vốn là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả to lớn. 3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất theo hai hướng. Thứ nhất là giảm bớt diện tích cà phê Robusta, chuyển các diện tích cà phê kém phát triển, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hạt điều, hồ tiêu...Thứ hai là mở rộng diện tích cà phê Arabica ở nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thật thích hợp.

Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, khoảng 520000ha nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi. Trong đó cà phê Robusta là 350000 ha đến 400000 ha ( giảm 100000-150000 ha ). Cà phê Arabica là 100000 ha ( tăng 60000 ha so với kế hoạch cũ ). Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 1triệu tấn Tham khảo từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu này là hợp lý đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như với thị trường cà phê quốc tế . Điều kiện đất đai khí hậu ở Việt Nam cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả...giảm bớt đất cà phê để nhường chỗ cho cây trồng khác là cần thiết.

Tất nhiên tiến độ chuyển dịch này nhanh hay chậm cũng còn tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước cho nông dân vì đây cũng là một việc làm tốn kém và đòi hỏi một sự chuyển giao kĩ thuật đầy đủ, chu đáo.

Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần nghiên cứu và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Chỉ có áp dụng tốt hệ tiêu chuẩn này thì mới đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm vào thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tham gia vào chương trình phối hợp khuyến khích thương mại của các nước ASEAN ( gồm 15 mặt hàng nông- lâm-thuỷ sản, trong đó có mặt hàng cà phê ) để từ đó xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chung phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của WTO, tham gia luồng hàng cùng loại của các nước ASEAN vào thị trường thế giới.

Việc bố trí cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng và phòng chống sâu bệnh. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu các giống mới có năng suất và chất lượng cao, đồng thời nâng việc quản lý cây trồng và quy hoạch. Trong thời gian tới, công tác giống cần phát triển theo các hướng xây dựng cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng bước tăng diện tích cà phê chè ở miền Bắc và miền Trung. Cần tạo điều kiện cho các trung tâm giống về vốn và thiết bị, tạo cơ hội cho cán bộ nghiên cứu tiếp cận với các trung tâm giống của các nước trong khu vực và thế giới. Tăng cường công tác khuyến nông thông qua Hiệp hội cà phê Việt Nam phối hợp với Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện việc đào tạo tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc cà phê, có sự phối hợp giúp đỡ của Cục Khuyến nông và Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN và PTNT cũng như các trung tâm, chi cục của từng địa phương. Công tác bảo vệ thực vật là không thể thiếu trong quá trình gieo trồng, chăm bón cây cà phê. Trước hết các nhà sản xuất cà phê cần hợp tác với trung tâm bảo vệ thực vật để triển khai chương trình phòng trừ sâu bệnh cho câu trồng. Nhà nước có biện pháp tích cực để điều hành công tác nhập khẩu phân bón nhanh, đúng chủng loại, từng bước khuyến khích người dân

sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hoá học, tăng hiệu quả cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí phân bón trong sản xuất.

Ngoài ra, đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cà phê phải có kế hoạch tuyển dụng và thường xuyên bồi dưỡng, tạo điều kiện để đội ngũ này được phát triển. Đây là một việc làm quan trọng có tính chiến lược cao. Bởi chỉ có được một đội ngũ cán bộ lao động cao mới biết sử dụng tốt các thiết bị máy móc, biết tạo ra sản phẩm chất lượng với năng suất cao, giá thành hạ.

Để tăng độ hấp dẫn của sản phẩm các doanh nghiệp cần chú ý đến bao bì đóng gói cà phê phù hợp từng loại sản phẩm, thị trường, tập quán. Cà phê xuất khẩu chủ yếu vận chuyển bằng đường biển do đó bao bì phải có độ bền tốt, bảo vệ được hàng hoá trong quá trình bốc xếp, bảo quản, vận chuyển. Bao bì của những sản phẩm cà phê chế biến phải gọn, hợp vệ sinh, dễ trưng bày, giữ được màu sắc, hương vị, hình dáng của sản phẩm và phản ánh đủ các thông tin chủ yếu về sản phẩm như thành phần, thời hạn sử dụng, trọng lượng, giá cả...Việc thiết kế nhãn hiệu sản phẩm nên theo hướng đơn giản, dễ gợi nhớ và mang ý nghĩa.

Nhưng chúng ta phải hiểu rằng sản phẩm tốt mới chỉ là bước đầu, sản phẩm ấy phải được hoàn thiện một cách liên tục mới có khả năng duy trì khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Các doanh nghiệp phải kiên trì lắng nghe ý kiến khách hàng để biết những hạn chế trong sản phẩm của mình nhằm tìm cách cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu sản phẩm đối phương cũng là một yếu tố giúp cải tiến sản phẩm ngày càng phù hợp với người tiêu dùng.

Đầu tư công nghệ chế biến hiện đại cho ngành cà phê là điều hết sức cần thiết. Để tạo đà cho các doanh nghiệp cà phê phát triển và ứng phó kịp thời với những thay đổi về chất lượng, giá cả ...cần tập trung máy móc thiết bị chế biến cà phê thô ngay từ khi mới thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều. Đồng thời phải có dự án lựa chọn thiết bị hiện đại, đồng bộ và có hiệu quả cao kết hợp việc nghiên cứu áp dụng các thiết bị chế biến nhỏ, gọn ở khu vực cà phê tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tập trung đầu tư trang thiết bị để chuyển từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu cà phê chế biến. Phải sử dụng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi, nhà kho... Một việc không kém phần cấp bách là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải sớm thành lập doanh nghiệp cơ khí thiết bị chế biến để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp cà phê. Đồng thời cần tập trung đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến cà phê hoà tan tại các vùng sản xuất cà phê lớn, cà phê hoà tan có giá trị xuất khẩu cao, giá cả ổn định, bảo quản lâu dài.

3.2.5 Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu

Để cải thiện hệ thống thu mua phân phối cà phê, các doanh nghiệp cà phê cần tập trung cải tiến cách thức tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà phê, trước khi thu hoạch nên có những đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, khi thu hoạch cần tập trung cao độ về vốn thu mua cà phê để thanh toán ngay cho nông dân. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một hệ thống kho tàng phục vụ cho công tác chế biến bảo quản cà phê ngay từ đầu nhằm giữ cho chất lượng cà phê ngày càng cao, đảm bảo đủ chân hàng phục vụ tốt cho xuất khẩu.

Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống tổ chức các doanh nghiệp cà phê có tác dụng quan trọng đến phát triển ngành. Các doanh nghiệp sẽ thiết

lập hệ thống marketing chuyên nghiên cứu về thị trường sản phẩm, giá cả và có kế hoạch quảng cáo khuyến mại cho phù hợp. Còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò như các vệ tinh chuyên tổ chức thu mua, chế biến và cung ứng hàng xuất khẩu. Để đạt được điều này các doang nghiệp xuất khẩu và các doang nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng hàng xuất khẩu phải gắn bó với nhau chặt chẽ, có kế hoạch phân chia lợi nhuận cụ thể. Các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, những giải pháp cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm...cho người sản xuất và các doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng, ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm cung ứng hàng đảm bảo đúng chất lượng, mẫu mã theo yêu cầu xuất khẩu và đúng thời gian, địa điểm, có như vậy thì việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê mới hoạt động có hiệu quả, việc thâm nhập thị trường thế giới chắc chắn sẽ có những biến đổi mạng mẽ.

3.2.6 Tổ chức hệ thống thu thập thông tin

Kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu bằng hình thức mua bán hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch cà phê trong ngày của thị trường cà phê London ( đối với cà phê Robusta ) và thị trường New York ( đối với cà phê Arabica ). Yếu tố quan trọng nhất của hình thức kinh doanh này là thông tin và dữ liệu chính xác, kịp thời về thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường, ra quyết định mua bán. Đây là điều quan trọng nhất và cũng chính là điều chúng ta đang thiếu. Nguồn tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà các doanh nghiệp có là mua từ hãng tin Reuters. Từ nguồn tin này và một số nguồn tin hạn chế khác, kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định mua bán đầy rủi ro. Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà nước nên tổ chức hệ thống thu thập thông tin và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra quyết định

mua bán. Mô hình chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột dự kiến xây dựng vào năm nay đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Chợ giao dịch tập trung hầu hết đại diện của các công ty kinh doanh cà phê toàn quốc. Tại đó người bán, người mua có thể tham khảo giá cả, thậm chí còn được tư vấn, cung cấp thông tin, dự báo cung cầu và biến động giá tăng giảm ra sao trong thời gian tới. Điều này giúp họ có nhiều cơ hội để lựa chọn, phán đoán và quyết định nên bán sản phẩm với giá bao nhiêu, cho đơn vị nào hoặc gửi hàng lại chờ giá lên...Theo ông Lý Thanh Tùng, giám đốc sở Thương mại-Du lịch Đăk Lăk, chợ giao dịch cà phê ra đời sẽ giải quyết cơ bản những hạn chế về thiếu thông tin cho người nông dân trồng cà phê hay các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng thành lập chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột trong thời gian tới sẽ là bước tiến quan trọng mang tính đột phá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê. Theo ông Văn Thành Huy, Giám đốc Công ty Đầu tư XNK Đăk Lăk Chợ giao dịch này sẽ là một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu , đây là nơi mua bán bằng thương lượng theo trật tự, luật lệ mua bán công bằng, công khai. Mua bán trên thị trường kỳ hạn giúp nông dân có thể bảo hộ giá, đề phòng trường hợp giá bị sụt giảm, tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu cà phê có công cụ hạn chế, phòng chống rủi ro, tăng cường cạnh tranh trên thị trường kỳ hạn... Ngoài ra, các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài phải có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước thông qua việc cung cấp hiểu biết về đặc điểm thị trường ( luật pháp, chính sách kinh tế thương mại, các hiệp định mà Việt Nam đã ký, tập quán thị trường, các đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong tranh chấp thương mại...). Tổ chức tốt, chặt chẽ hệ thống thông tin sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam vững vàng hơn trên con đường hội nhập quốc tế, luôn chủ động và sẵn sàng.

Trên cơ sở đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam là công việc không dễ dàng cần phải thực hiện. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở rộng thị trường. Đây là một trong những quốc sách lớn của Nhà nước và nhiệm vụ chung của các ngành các cấp. Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hệ thống tham tán thương mại, qua hội chợ triển lãm thương mại quốc tế. Ngoài ra còn mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, các Hiệp định Chính phủ, Bộ Thương mại. Cơ quan thường vụ ở các nước cần mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia ACPC và những tổ chức quốc tế khác có

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w