Về chất lượng cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên đó mới chỉ là số lượng tương đối, nguyên nhân là do từ khâu trồng trọt đến thu lượm sản phẩm không được quản lý qui mô và đồng bộ. Tâm lý người nông dân muốn thu hoach sớm để gia tăng thu nhập do vậy mặc dù tỉ lệ cà phê chín mới khoảng 10-20% họ tiến hành thu hoạch điều này ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khi chế biến. Cà phê xanh sẽ teo lại, da nhăn nheo, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê có màu tối và không thơm. Mặt khác nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, sân đất do đó cà phê của Việt Nam có lẫn cả mùi đất, không thơm. Chất lượng cà phê không tốt cũng do các công ty xuất khẩu không quản lý kĩ từ khâu thu gom sản phẩm dẫn tới tình trạng chất lượng cà

phê xuất khẩu không đồng bộ, công nghệ chế biến sản phẩm chưa theo kịp các nước phát triển. Tất cả những nhân tố này làm cho cà phê Việt Nam giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy ngành cà phê Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn và sự điều chỉnh thật tốt trong vấn đề quản lý chất lượng cà phê.

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam

TCVN 4193:2001 Cà phê nhân- yêu cầu kĩ thuật

( Soát xét lần 3- Thay thế TCVN 4193-1993) TCVN 4334:2001

( ISO 3509-1985)

Cà phê và các loại sản phẩm của cà phê- Thuật ngữ Và ĐN ( Soát xét lần 1- Thay thế TCVN 4334-86) TCVN 4870:2001

( ISO 4150-1991)

Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay( Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89) TCVN 6928:2001

( ISO 6673-1983)

Cà phê nhân- xác định sự hao hụt khối lượng ở 150 độ C

TCVN 6929:2001 ( ISO 9116-1992)

Cà phê nhân- Hướng dẫn phương pháp mô tả các qui định

TCVN 4193:2005 Tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu

(Nguồn: http// www.vicofa.org.vn) Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193-93 với các thông số phần trăm lượng ẩm, tỉ lệ chất tạp, tỉ lệ hạt vỡ. Vì vậy cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được hết các điều kiên của tổ chức ISO khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

Do thiếu công nghệ chế biến sản phẩm, và các công nghệ sơ chế mà chúng ta đang có còn yếu và chưa đồng bộ nên chất lượng cà phê chưa đạt hiệu quả như mong muốn, mặt khác thói quen của nông dân thích thu hoạch sớm làm lẫn lộn trái xanh và trái chín càng làm giảm chất lượng cà phê khi tiến hành sơ chế. Hiện nay cà phê Robusta của Việt Nam rất được ưa chuộng

vì có chất lượng cao trên thị trường. Loại cà phê này có nguồn gốc từ Châu phi nóng ẩm khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới nên có chất lượng rất cao. Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong khâu trồng trọt, hái lượm đã làm giảm hương vị thơm ngon của loại cà phê này. Vào 5/3 vừa qua giá cà phê Robusta leo lên ngưỡng 2.738USD/tấn đây là mức giá cao nhất trong vòng 14 năm qua tính đến hết tháng 3/2008. Cà phê Robusta vẫn là thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn đang chiếm vị trí quán quân về xuất khẩu loại cà phê này.Tuy nhiên trong 10/2006-6/2007 đã có tới 958,667 bao cà phê của Việt Nam bị loại thải trên thị trường LIFFE , chiếm 74% tổng sản lượng cà phê bị loại thải tại thị trường này. Chất lượng đang là thách thức lớn nhất mà cà phê Việt Nam phải đối mặt.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w