Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

Trong vòng 26 năm trở lại đây, ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công là nhờ chính sách đổi mới của nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân lao động, chính điều này đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Một nguyên nhân nữa mà không thể không nhắc tới là trong vài năm trở lại giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất làm thu nhập của người nông dân tăng lên đáng kể. tính tất yếu là kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên mặt trái của sự “ tăng trưởng nóng” này cũng gây nhiều thiệt hại.

Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích trồng cà phê đạt hơn 500.000ha và lượng xuất khẩu đầu tiên đạt hơn một triệu tấn, giá trị xuất khẩu cũng đạt mức kỉ lục hơn 1,6 tỉ USD. Đây là một con số gây sốc cho ngành cà phê Việt Nam. Nó góp phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường thế giới đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất. Ngành cà phê của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng do sản lượng lớn. Trong niên vụ tiếp theo, niên vụ 2007-2008 tình hình xuất khẩu cà phê tương đối ổn định, Đức vẫn là bạn hàng số một tiếp theo là Mỹ. Trong mấy tháng đầu giá cà phê tương đối ổn định.Tuy nhiên trong mấy tháng tiếp theo giá cà phê giảm mạnh đặc biệt là vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua. Tại thị trường Luân Đôn vào ngày 30/10 già cà phê là 1.557USD/T. Giá cà phê thế giới giảm kéo theo giá cà phê trong nước cũng giảm mạnh. Tại ĐăkLăk, giá cà phê hiện ở mức 25.000-26.000/kg giảm gần 20.000/kg so với tháng 3/2008. Với mức giá này người trồng cà phê lỗ nặng.

Qua nguồn tổng hợp từ trung tâm thông tin thương mại cho thấy: Năm 2001 sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt 931 nghìn tấn với kim ngạch 391 triệu USD.

Đến 2002 sản lượng cà phê giảm 209 nghìn tấn so với năm 2001 tương đương 22,44%. kim ngạch giảm 391 triệu USD xuống còn 322 triệu USD tương đương với 17,6% so với năm 2001.

Năm 2003 xuất khẩu cà phê đạt 749 nghìn tấn tăng 3,7% về sản lượng. kim ngạch đạt 505 triệu USD tương đương tăng 56,8% về giá trị so với năm 2002

Năm 2004 xuất khẩu đạt 975 nghìn tấn tăng 30,17% về sản lượng. kim ngạch xuất khẩu đạt 641 triệu USD tăng 26, 9% so với năm 2003.

Năm 2005 xuất khẩu cà phê đạt 885 nghìn tấn giảm 12,3% , kim ngạch xuất khẩu đạt 735 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2004

Năm 2006 xuất khẩu cà phê đạt 912 nghì tấn tăng 6,67% , kim ngạch xuất khẩu đạt 1,101 tỉ UsD tăng 49,7$ so với năm 2005

Năm 2007 sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 1152273 tấn tăng 26,35% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD tăng 45,32% so với năm 2006.

Năm 2008 xuất khẩu cà phê đạt 1.077.375 tấn giảm 6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,087 tỉ USD tăng 31% so với năm 2007. thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Năm Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng SL(%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng kim Ngạch(%) 2001 931 - 391 -22 2002 722 -22,44 322 -17,6 2003 749 3,7 505 56,8 2004 975 30,17 641 26,9 2005 855 -12,3 735 14,7 2006 912 6,67 1.101 49,9 2007 1.152 26,35 1.600 45,32 2008 1.077 -6,5 2.087 31

(Nguồn Trung tâm thông tin thương mại) Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2003 sản lượng cà phê xuất khẩu chỉ tăng 3,7% trong khi đó kim ngạch tăng 56,8% so với năm 2002. Nguyên nhân là do giá cà phê thế giới tăng đột biến, điều này được thể hiện rõ rệt vào năm 2004, với tâm lý tốt và diễn biến thị trường có lợi, người nông dân tiếp tục mở rộng diện tích nhằm tăng sản lượng và thu nhập làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 26,9% so với năm 2003 đạt 641 triệu USD.

Đến năm 2005, sản lượng xuất khẩu giảm 12,3% so với năm 2004 tuy nhiên kim ngạch vẫn tăng do giá cà phê trên thị trường thế giới vẫn cao. Từ năm 2006-2008 ngành cà phê Việt Nam lien tục đạt được nhiều thành công. Cụ thể là tổng kêt năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.101 triệu USD , năm 2007 đạt 1,6 tỷ USD đây là con số đáng kinh ngạc vì đã vượt chỉ tiêu đặt ra. Sang niên vụ 2007-2008, vào tháng 9 giá cà phê trên thế giới giảm mạnh kéo theo giá cà phê trong nước cũng có chiều hướng đi xuống , giá cà phê tiếp tục giảm vào tháng 10 gây tâm lý cho người xuất khẩu làm sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 6,5% so với năm 2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt

hơn 2 tỷ USD. Nguyên nhân của sự “ trượt dốc không phanh “ của giá cà phê trong mấy tháng qua là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sức ép của đồng USD lên giá. Chỉ tính riêng tháng 8/2008 sản lượng xuất khẩu cà phê sang Đức giảm trên 28%, vào Hoa kỳ giảm 48%, vào Italia giảm 22%.

Theo Hiệp hội cà phê- ca cao nhận định, sản lượng cà phê trong niên vụ 2008-2009 sẽ đạt trên dưới 1 triệu tấn tương đương với vụ năm nay. Hiệp hội còn đưa ra những vấn đề quan tâm trong sản xuất và chế biến cà phê trước tình hình thế giới đang biến động phức tạp như áp dụng thực hành nông nghiệp tốt(GAP), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), và thực hành chế biến tốt (GMP), tìm cách hạ giá thành sản xuất thông qua việc bón phân và tưới nước hợp lý. Ngoài ra Hiệp hội còn đặt ra các mục tiêu mở rộng sản xuất các sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng, đặc biệt quan tâm về yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời kiến nghị với chính phủ có chính sách ưu tiên về vốn hợp lý cho ngành cà phê trong niên vụ 2008-2009.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w