Cơ sở khoa học của ưu thế lai và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MÙA VỤ, PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHO THỊT CỦA GÀ SASSO THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN doc (Trang 30 - 34)

1.1.6.1. Bản chất của ưu thế lai

Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm.

Trong chăn nuôi gia cầm cho thịt, ngƣời ta thƣờng sử dụng con lai nhiều dòng. Ví dụ: Gà Sasso thƣơng phẩm là con lai của bốn dòng ABCD.

Theo Phomin A. Y thì hiệu quả của con lai giữa các dòng và giữa các giống phụ thuộc vào chất lƣợng chọn lọc từ dòng, giống gốc. Sử dụng đúng con lai để nâng cao chất lƣợng con giống, đó là nguồn dự trữ để tăng sức sinh sản của thế hệ sau. Cho nên, trƣớc khi lai phải chọn giống, dòng nào làm “nguyên liệu‟‟ vào lai, để cho con lai có năng suất cao, chứ không phải cứ cho lai ở bất kỳ dòng nào, giống nào (Bùi Đức Lũng, lê Hồng Mận, 2003 [27])

Theo Trịnh Đình Đạt, 2002 [6] thì ƣu thế lai là hiện tƣợng khi lai giữa các cá thể bố mẹ khác nhau về mặt di truyền cho thế hệ con có nhiều đặc điểm ngoại hình, thể chất, sức chống bệnh, khả năng tăng trọng và nhiều đặc điểm khác tăng hơn giá trị trung bình của quần thể cha mẹ, đôi khi vƣợt trội cả bố hoặc mẹ tốt nhất. Mặt khác, theo nghĩa từng tính trạng thì có khi chỉ một vài tính trạng vƣợt trội, phát triển mạnh, còn những tính trạng khác có thể vẫn giữ nguyên và có thể bị giảm đi một phần nào đó trong phạm vi chấp nhận đƣợc.

Ƣu thế lai biểu hiện các mƣ́c độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau : Các tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc thể hiện , các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc thể hiện. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủng thấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao , các tính trạng có hệ số di truyền cao thƣờng có ƣu thế lai thấp.

Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ . Khi nghiên cƣ́u về khả năng phối hợp Lebedev M. N, 1972 [24] cho rằng: Muốn đạt ƣu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giƣ̃a các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhƣng lại phải có khả năng phối hợp với nhau tốt.

Cho lai giống liên tục là phƣơng pháp làm phong phú tính di truyền của cá thể, qua đó làm tăng sức sống, thì tăng năng suất và kích thích đƣợc tính đa dạng của chúng. Qua lai tạo, chúng ta sẽ nhận đƣợc những cá thể mang tính di truyền, dễ thích ứng, chúng dễ dàng làm thay đổi do ảnh hƣởng của điều kiện bên ngoài, nghĩa là dễ đồng hoá điều kiện môi trƣờng. Do vậy, qua lai giống ta sẽ tạo đƣợc những con lai có hƣớng di truyền theo ý muốn.

1.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai , trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:

- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:

Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau ƣu thế lai càng cao và ngƣợc lại. Điều này giải thích, tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ƣu thế lai cao hơn khi lai giƣ̃a các dòng trong cùng một giống.

- Tính trạng nghiên cứu:

Các tính trạng có hệ số di truyền thấp , thì ƣu thế lai cao và ngƣợc lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao , thì ƣu thế lai càng thấp . Các tính trạng số

lƣợng thƣờng đƣợc biểu hiện , còn các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc biểu hiện hơn.

- Công thức giao phối:

Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con vật nào làm bố và con nào làm mẹ. Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất, ngoài việc dƣ̣a trên cơ sở về khả năng sản xuất của giống , ngƣời ta còn đặc biệt quan tâm đến việc lƣ̣a chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao , thành thục sớm, khả năng vỗ béo cao ; chọn dòng trống có khối lƣợng cơ thể lớn , sinh trƣởng nhanh, tiêu tốn thƣ́c ăn thấp.

- Môi trường:

Mƣ́c độ biểu hiện của ƣu thế lai chịu ảnh hƣởng rõ rệt của môi trƣờng sống. Theo Hull R. S và Cole, 1973 [77], thì mức độ biểu hiện của ƣu thế lai ảnh hƣởng bởi môi trƣờng sống nhƣ địa điểm nuôi, chế độ dinh dƣỡng, vị trí địa lý‎… Theo Blyth J. S và Sang J. H, 1960 [65] ƣu thế lai không những bị ảnh hƣởng của chế độ chăm sóc, chuồng trại, mà còn ảnh hƣởng của mùa vụ ấp nở trong năm và nhiệt độ của môi trƣờng.

- Tuổi:

Horm P. D và cộng sự, 1980 [76] cho biết ƣu thế lai của một số tính trạng chịu ảnh hƣởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh hƣởng bởi chu kỳ đẻ . Trong giai đoạn sinh trƣởng đầu của gà thịt , ƣu thế lai đối với thể trạng tăng từ 0 (sơ sinh) lên 2 - 10% (lúc giết thịt 6 - 10 tuần tuổi), ƣu thế lai với sƣ́c sống tƣ̀ 0 - 6%, năng suất trƣ́ng/mái từ 2 - 10%, tăng đáng kể ở chu kỳ 2 so với chu kỳ đầu.

- Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:

Thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích trong cơ thể và ngoài môi trƣờng . Khả năng thích nghi của con vật là yếu tố rất quan trọng giúp cho nó sinh tồn và phát triển t rong điều kiện sống mới. Di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyết định năng suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen qui định một giá trị nào đó của cơ thể và môi trƣờng gây ra sƣ̣ sai lệch vớ i giá trị kiểu gen theo hƣớng này hoặc hƣớng khác . Con giống tốt đƣợc nuôi trong điều kiện ngoại cảnh phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền , nhƣng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh

hƣởng đến năng suất của con giống. Ngƣợc lại không có con giống tốt, thì yếu tố ngoại cảnh cũng không thể nâng cao năng suất và chất lƣợng vật nuôi.

Tính thích nghi của gia cầm có liên quan đến sự thay đổi di truyền , sinh lý xảy ra ở gia cầm, tính thích nghi bao gồm:

+ Thích nghi về di truyền : Liên quan đến chọn lọc tƣ̣ nhiên và chọn lọc nhân tạo . Tính thích nghi di truyền đề cập đến các đặc tính di truyền , các đặc tính này giúp cho quần thể động vật sinh tồn t rong một môi trƣờng nhất định, nó liên quan đến sƣ̣ tiến hóa qua nhiều thế hệ hay sƣ̣ biến đổi để có các đặc tính di truyền riêng biệt.

+ Thích nghi về sinh lý : Liên quan đến sƣ̣ thay đổi của tƣ̀ng cá thể . Tính thích nghi sinh lý liên quan đến đặc điểm về sinh lý học , giải phẫu học và đặc điểm của con vật, giúp cho con vật củng số sức khỏe và nâng cao sức sống.

Thích nghi bao gồm cả khả năng phát triển và sự điểu chỉnh mối quan hệ của bản t hân đối với sinh vật khác và môi trƣờng xung quanh . Con vật có khả năng thích nghi tốt thì sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngƣợc lại sẽ bị đào thải.

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập về môi trƣờng mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật . Giống có khả năng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển rộng rãi đƣợc.

1.1.6.3. Sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gà thịt

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang có những thay đổi cơ bản, những thay đổi này liên quan tới việc áp dụng phƣơng pháp sản xuất sản phẩm. Bằng cách phối hợp tốt những dòng đã đƣợc quy định và thông qua phƣơng pháp lai, sẽ đạt đƣợc hiệu quả ƣu thế lai ở thế hệ sau. Trong chăn nuôi gia cầm khi lai kinh tế, có thể lai đơn hoặc lai kép.

Lai đơn: Là phƣơng pháp lai kinh tế để sử dụng ƣu thế lai. Lai đơn thƣờng đƣợc dùng khi lai giữa giống địa phƣơng và giống nhập nội cao sản. Phƣơng pháp này phổ biến và đƣợc sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng. Nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phƣơng và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lƣợng trứng cao của gà nhập nội, gà Rhode Island, gà Leghorn đƣợc lai với gà Ri (Tạ An Bình, 1973 [1]); Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hƣng, Hồ Xuân Tùng, 2004 [5] kết quả gà lai cho khối lƣợng cơ thể, sản lƣợng trứng cao hơn gà Ri. Thành công này đã chứng minh hiệu quả của phƣơng pháp lai đơn.

Lai kép: Là phƣơng pháp lai phổ biến để tạo gà thƣơng phẩm và đƣợc sử dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, phƣơng pháp này ngày càng đƣợc áp dụng nhiều trong việc tạo ra gà thƣơng phẩm phù hợp với phƣơng thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả. Mỗi xí nghiệp sản xuất giống đều có nhiều dòng khác nhau và khi lai giữa các dòng riêng biệt sẽ tạo ra những con lai thƣơng phẩm năng suất cao, thí dụ gà hƣớng trứng có gà lai 4 dòng nhƣ Goldline 54, ISA Brown, Hy – line; gà hƣớng thịt có BE 88, AA, Cobb 500, Ross 308, Sasso.

Hiện nay nghiên cứu và sử dụng ƣu thế lai trong sản xuất, thực sự là đòn bẩy để nâng cao năng suất. Sự biểu hiện ƣu thế lai rất đa dạng, phụ thuộc vào bản chất di truyền từng cặp lai và điều kiện môi trƣờng. Muốn sử dụng tốt ƣu thế lai cần phải có những thử nghiệm nghiêm túc trong điều kiện cụ thể, đối với từng cặp lai cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MÙA VỤ, PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHO THỊT CỦA GÀ SASSO THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN doc (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)