2. Các giải pháp chủ yếu
2.2.1. Công tác trả lương sản phẩm
• Về công thức
Theo công thức tính lương sản phẩm: TL= TLSP + TLTG( Theo chế độ) + TLSP= ĐG * SP MLTT* HSCB(1 + Hi) * ĐMTG ĐGTL= --- N*G*60 Hoặc: MLTT* HSCB(1 + Hi) ĐGTL= --- N*G*ĐMSP
+ TLTG: Tiền lương công nhân được hưởng theo chế độ Nhà Nước quy định như: ngưng việc (do công ty), nghỉ 30/04, 01/05, Tết nguyên đán, 02/09,…
Không tính đến chất lượng tay nghề của người lao động là một trong các nhược điểm rất lớn của cách tính lương sản phẩm. Do vây, em xin đề suất một phương pháp tính lương khác có thêm hệ số Ki như sau:
TL= (TLSP + TLTG( Theo chế độ) ) * (1+Ki)
Ki: hệ số tăng % của lương sản phẩm. Ki được xác định theo bảng sau:
Bảng 21: Bảng điểm đánh giá chất lượng sản phẩm Chỉ tiêu Điểm 3 2 1 Nguyên vật liệu < Định mức NVL/ SP = Định mức NVL/SP > Định mức NVL/SP Sản phẩm sai hỏng
Không phải sửa
chữa Sửa chữa < 2 lần Sửa chữa >2 lần Thông số kỹ thuật của sản phẩm Độ chính xác của thông số > 98% 95%<Độ chính xác thông số < 98% Độ chính xác thông số < 95% - Từ 6 – 9 điểm : hệ số Ki là 0.005 - Từ 3- 6 điểm : hệ số Ki là 0.003 - Từ 1 – 3 điểm : hệ số Ki là (– 0.005)
Theo phương pháp này, 2 người có cùng số sản phẩm như nhau nhưng một người có tay nghề cao hơn sẽ có ít sản phẩm sai hỏng cần phải sửa chữa, tiết kiệm được nguyên vật liệu hơn thì được hưởng mức lương cao hơn và ngược lại. Còn nếu làm sai hỏng sản phẩm quá nhiều và lãng phí nhiều nguyên vật liệu, công nhân đó sẽ bị phạt theo hệ số Ki như trên.
+ Áp dụng: cho tất cả công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng + Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm không quan tâm đến chất lượng sản phẩm làm ra. Tiền lương tính theo phương pháp này sẽ hạn chế được việc công nhân làm ẩu, không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời việc tính lương này cũng gián tiếp tác động đến tay nghề người lao động, giúp người công nhân quan tâm hăng hái nâng cao tay nghề của mình.
Hơn nữa, cách tính lương này bao gồm nhiều yếu tố khách quan, tránh quan liêu, thiên vị và theo cảm tính, vì cách cho điểm rất cụ thể, dễ hiểu cho cả công nhân và cán bộ kiểm tra, cán bộ tièn lương.
Việc đánh giá sản phẩm từ nguyên vật liệu không phải việc làm đơn giản, đòi hỏi phải mất nhiều công sức, thời gian và phải có sự phối hợp của nhiều bộ phận. Nếu không có sự quản lý tốt, không có sự phối hợp cùng hoạt động thì việc kiểm tra sẽ rất khó khăn. + Yêu cầu:
Có sự phối hợp giữa quản đốc phân xưởng và cán bộ kiểm tra chất lượng, xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng các sản phẩm để đưa ra điểm số phù hợp. Việc kiểm tra nên diễn ra vào lúc nghiệm thu nhập kho để không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân. Việc kiểm tra cần có văn bản ghi lại và có chữ ký của các bên liên quan.
• Về các cách tính lương
Việc công ty chỉ áp dụng hình thức tính lương đơn thuần theo sản phẩm hoàn thành sẽ ảnh hưởng lớn đến ngừơi lao động và hiệu qủa thúc đẩy sản xuất của công ty. Do vậy, em xin đề suất các hình thức tính lương khác nữa như sau:
- Tính lương có thưởng
Để tăng thêm động lực cho người lao động, tạo đòn bẩy kích thích ngừơi lao động chăm chỉ, hăng say làm việc, công ty nên áp dụng cách tính lương có thưởng như sau:
TL= TL(theo sản phẩm) (1+ H* Ho)
TL( theo sản phẩm ): tiền lương theo sản phẩm với cách tính thông thường H: hệ số vượt chỉ tiêu thưởng
Ho: hệ số thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng.
( Ho là do công ty đặt ra dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh hay doanh thu hàng tháng, hệ số này tính chung cho tất cả các công nhân)
Ví dụ: Công nhân Phan Thị Minh hoàn thành kế hoạch sản lượng là 103% sản lượng, tiền lương tính theo đơn giá cố định cho mỗi loại thành phẩm. Hoàn thành vượt mức kế hoạch 1% được hưởng 1.5% so với tiền lương đơn giá cố định
TL= 1,078,059( 1+ 0.03*1.5)=1,126,572 đồng
Tiền lương có tính hệ số theo công ty là: 1,126,572 * 1.45=1,633,529 đồng Vậy tiền lương lúc này của công nhân Minh là 1,633,529 đồng.
Như vậy, ngoài tiền lương sản phẩm trực tiếp được hưởng ra, người lao động còn được hưởng thêm khoản vượt chỉ tiêu do sự cố gắng và chăm chỉ của bản thân mình. + Áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức tính lương này cho những bộ phận sản xuất đòi hỏi phải luôn cung cấp các chi tiết cho bộ phận khác để hoàn thành sản phẩm, đây là nơi mà tốc độ sản xuất của bộ phận sẽ ảnh hưởng đến đến tốc độ bộ phận khác. Ở công ty In và Văn hóa phẩm nên áp dụng cho công đoạn cắt, chế bản.
+ Ưu điểm:
Tiền lương ngừơi lao động tăng lên sẽ làm họ phấn khích, luôn mong muốn làm vượt mức kế hoạch đặt ra để gia tăng tiền lương cho mình. Đây là yếu tố đảm bảo công ty luôn đáp ứng được đủ số sản phẩm theo kế hoạch cho khách hàng, hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
+ Nhược điểm:
Hệ số Ho cần tính toán rất kỹ lưỡng vì vừa phải đảm bảo lợi ích của cả người lao động và công ty, nếu tốc độ tăng doanh thu lại không đủ bù đắp tốc độ tăng tiền thưởng thì công ty không có lợi nhuận và ảnh hưởng đến các họat động khác.
Một rủi ro có thể xảy ra là người lao động chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và gây tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu của công ty.
+ Yêu cầu:
Muốn thực hiện phương pháp này hiệu quả và hạn chế những nhược điểm trên, cần phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng và nghiệm thu sản phẩm.
- Các sản phẩm không đúng kỹ thuật sẽ bị phạt, có thể là phạt 0.5% lương hay có thể làm thêm giờ để vẫn tính thưởng theo một mức hệ số nào đó ( cần có khảo sát và tính toán cụ thể ).
- Tính lương sản phẩm lũy tiến
Theo hình thức này, tiền lương được xác định theo đơn giá lũy tiến phù hợp với mức hoàn thành nhiệm vụ của người nhận lương. Thông thường, đơn giá trả lương được xác định cố định cho kết quả lao động trong mức, với khối lượng kết quả vượt mức, đơn giá sẽ tăng dần theo từng khoảng vượt mức nào đó.
Công thức tính lương như sau:
TL= TL( theo sản phẩm ở trong mức) + α * ĐGTL* Ho
Trong đó:
TL( theo sản phẩm): tiền lương tính theo sản phẩm thông thường
α : hệ số vượt chỉ tiêu lũy tiến
hiệu số giữa sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế
ĐGTL: đơn giá tiền lương
Ho: hệ số thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu lũy tiến
(Ho là do công ty đặt ra dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh hay doanh thu hàng tháng, hệ số này tính chung cho tất cả các công nhân)
+ Áp dụng:
Áp dụng hình thức này ở những khâu yếu của toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm “kích” hoạt động này vượt quá mức bình thường, có thể đảm bảo cân đối được với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
+ Ưu điểm:
Lương sản phẩm lũy tiến với đơn giá trả lương hấp dẫn sẽ kích thích người lao động làm việc với cường độ và năng suất cao.
Sử dụng hình thức tính lương này một cách hiệu quả sẽ đem lại một năng suất cao và kích thích sự linh hoạt, cân đối trong cả công ty.
+ Nhược điểm:
Tốc độ tăng lương có thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động và như vậy sẽ dẫn đến bội chi quỹ lương.
+ Yêu cầu:
- Việc trả lương lũy tiến chỉ nên áp dụng ở những khâu yếu của quá trình sản xuất, không nên áp dụng quá rộng rãi vì có thể ảnh hưởng đến quỹ lương.
- Việc tính lương lũy tiến phải được tiến hành với khoảng thời gian ít nhất là tháng để tránh tình trạng không hoàn thành mức lao động hàng tháng mà vẫn được hưởng lương cao do trả lương lũy tiến.
- Cần tính toán kỹ lưỡng đơn giá lũy tiến để hạn chế sự bội chi quỹ lương.
- Các bộ phận có liên quan phải giúp đỡ người lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm và bộ phận nghiệm thu sản phẩm phải đặc biệt chú ý kiểm soát chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra.
• Về các vấn đề khác
+ Chuẩn bị về nhân lực:
- Giải thích, giáo dục cho công nhân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chế độ lương sản phẩm và cho họ thấy mục tiêu phấn đấu về số lượng và năng suất.
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ tiền lương, cán bộ kỹ thuật… + Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất:
- Đảm bảo người lao động có thể sản xuất liên tục.
- Đưa ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cụ thể để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và đúng hướng, nâng cao tính chủ động để công ty không bị môi trường làm hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng.