Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm (Trang 29 - 31)

2. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm

2.2.1Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp

Trả lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành.

Với hình thức trả lương theo sản phẩm tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm là không đổi (trừ trường hợp trả lương sản phẩm lũy tiến) còn chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian lại thay đổi tùy thuộc theo năng suất của người lao động .

Theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho người lao động làm lương sản phẩm.

TL= TLSP + TLTG( Theo chế độ)

+ TLSP= ĐG * SP Trong đó: Trong đó:

TLSP: tiền lương mà người lao động được lĩnh

SP: số lượng sản phẩm ( bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được MLTT* HSCB(1 + ∑ Hi) * ĐMTG ĐGTL= --- N*G*60 Hoặc: MLTT* HSCB(1 + ∑ Hi) ĐGTL= --- N*G*ĐMSP Trong đó:

ĐGTL: đơn giá tiền lương cho sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc) MLTT: mức tiền lương tháng tối thiểu. (MLTT= 620,000 đ)

HSCB: hệ số cấp bậc đối với sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc)

Hi: hệ số phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.4 so với mức lương tối thiểu).

ĐMTG: định mức thời gian hoàn thành sản phẩm tính theo phút ĐMSP: định mức sản phẩm giờ lao động

N: số ngày làm việc trong tháng theo chế độ G: số giờ làm việc trong ngày theo chế độ

+ TLTG: Tiền lương công nhân được hưởng theo chế độ Nhà Nước quy định như: ngưng việc (do công ty), nghỉ 30/04, 01/05, Tết nguyên đán, 02/09,…

• Đối tượng áp dụng

Công ty áp dụng hình thức này cho công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng. Vì công việc của những người công nhân này là làm ra các bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh. Những sản phẩm này có thể tính toán được số lượng cụ thể và định mức lao động cụ thể. Vì vậy dựa vào định mức lao động để tính lương sản phẩm cho người lao động.

- Việc áp dụng hình thức tính lương sản phẩm cho lao động sản xuất trực tiếp làm cho việc tính lương của cán bộ tiền lương trở nên đơn giản, dễ tính, bám sát thực tế việc làm và phản ánh đúng những đóng góp của người lao động.

- Gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất của từng người, làm nhiều hưởng nhiều và làm ít hưởng ít.

- Thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động của mình.

- Tạo cho người lao động linh hoạt trong việc tăng tiền lương của bản thân • Nhược điểm

- Hình thức trả lương có thể dẫn đến tình trạng người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, làm hao phí nhiều nguyên vật liệu, sử dụng máy móc quá công suất. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ khiến công ty phải chịu nhiều chi phí kinh doanh về nguyên vật liệu hao phí và hao mòn máy móc thiết bị lớn, quan trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

- Mặt khác, khi trả lương sản phẩm doanh nghiệp không thể trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương thời gian của họ nên rủi ro khi năng suất lao động thấp hơn định mức doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm (Trang 29 - 31)