Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 69 - 73)

III. Giải pháp tăng cường khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

- Xây dựng nguồn nhân lực KH&CN và vai trò của hợp tác quốc tế:

Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong xây dựng nguồn nhân lực KH&CN nước ta, Nhà nước và các cơ quan, tổ có liên quan cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển

KH&CN. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết vấn đề hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư toàn diện. Đây chính là động lực góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nước nhà về KH&CN phục vụ hội nhập quốc tế.

Hợp tác quốc tế giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực KH&CN. Hiện tại năng lực KH&CN của Việt Nam còn yếu, thiếu cán bộ đầu ngành, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Đầu tư cho KH&CN của xã hội còn thiếu cả về lượng và chất. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn và các ngành khoa học mới. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh. Thị trường công nghệ chưa phát triển, các cơ chế chính sách lĩnh vực này còn bỏ ngỏ hoặc chưa nhất quán, thiếu chặt chẽ. Để phát triển nguồn nhân lực KH&CN một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới, cần ưu tiên đầu tư cho hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đây là con đường nhanh nhất giúp nước ta có

thể đi tắt đón đầu các thành tựu mới của thế giới. Với cơ sở hạ tầng và trình độ KH&CN ở nước ta hiện nay, để có thể xây dựng một hệ thống chương trình khung đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó trong quá trình hợp tác quốc tế về đào tạơ nguồn nhân lực KH&CN rất cần thực hiện song song đào tạo hai nhóm nhân lực sau:

• Nhóm I: Các kỹ sư công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề về KH&CN. Đây là nhóm đối tượng lao động chính, trực tiếp tham gia các chương trình, dự án của quốc gia. Nhóm này có số lượng lớn , thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.

• Nhóm II: Đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao cấp, chuyên thực hiện nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy về KH&CN

Tạo dựng môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học...Đa dạng hóa các loại hình hợp tác đào tạo quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của các đơn vị khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích quá trình hợp tác quốc tế về KH&CN trình độ cao trong thời gian tới.

• Chính sách đối với cán bộ KH&CN.

- Có chính sách lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai: có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình khoa học và công nghệ có giá trị. Có cơ chế để cán bộ khoa học và công nghệ bảo đảm thu nhập thích đáng thông qua việc tham gia các hợp đồng nghiên cứu - triển khai. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ thinh thân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hoài bão, lý tưởng say mê khoa học; áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn

vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu.

- Tăn cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ; trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Khơi dậy nhiệt tình của thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học và công nghệ.

- Xây dựng và thực hiện quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khám phá khoa học, những kiên nghị giải pháp khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như kinh tê – xã hội. Có những hình thức tổ chức, phương pháp và cơ chế hoạt động hợp lý để phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài năng cá nhân của nhà khoa học.

- Trang bị kỹ thuật, thông tin, thiết bị đồng bộ cho một số phòng thí nghiệm, một số viện nghiên cứu trọng điểm, một số bộ môn ở các trường đại học đạt mức tiên tiến trong khu vực. Tăng dần trang thiết bị và nâng cấp các thư viện cho các trường, các viện nghiên cứu,

- Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ về làm việc tại các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Quy định tuổi về hưu thích hợp đối với cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao; có nhiều hình thức sử dụng và phát huy năng lực của đội ngũ tri thức tuổi cao còn sức cống hiến.

- Khuyên khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thoả đáng

đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w