Tácđộng của kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng của VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 43)

III. Sự tácđộng của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế.

3. Tácđộng của kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng của VN.

Cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Vậy nó có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam hay không? Và nó ảnh hưởng như thế nào? Và mức độ ra sao?

Giống như hiệu ứng "domino" cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng bắt nguồn từ Mỹ đã dần lan sang các nước thuộc khu vực Châu Âu, Châu Á và đến cả những quốc gia thuộc khu tưởng chừng như ít ảnh hưởng như Trung Đông. Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu nhiều tác động trực tiếp lẫn gián tiếp.

Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chủ yếu trên các mặt: Xuất khẩu, nguồn kiều hối, nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài, lượng khách du lịch, các lĩnh vực ngân hàng, tác động

tâm lý đến thị trường trong nước, nhất là thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản…

Nhiều nhận định cho rằng: “Đến nay cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chưa tác động rõ rệt trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam”, hoặc “ tác động trực tiếp… cho đến thời điểm này là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều”. Có những ý kiến thì cho rằng đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng sẽ rất chậm, nhưng ở lâu, không chỉ năm 2009 và sẽ gây thiệt hại không nhỏ, do nội lực của nền kinh tế nước ta còn yếu và đã hội nhập mức độ vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi ra nhập WTO.

Qua những nghiên cứu trực tiếp ở một số quận trọng điểm và sở ngành chức năng của TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và những ngày cuối tháng 11 – 2008 cho thấy: những tháng gần đây sức mua trên thị trường nội địa và xuất khẩu giảm rõ rệt, hàng hóa tiêu thụ khó khăn, nhiều mặt hàng giảm giá, (chỉ số giá CPI của thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 tiếp tục giảm 0,69% so tháng 10, giá xuất khẩu gạo, cà phê, cao su giảm mạnh..), các doanh nghiệp đẩy mạnh chính sách khuyến mãi để kích cầu, nhiều doanh nghiệp doanh thu thụt giảm; số doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng đầu năm 2008 giảm và số đóng cửa, ngưng hoạt động tăng hơn so với cùng kỳ năm 2007; có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản. Ngoài ra thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục giảm mạnh. Thị trường chứng khoán gần đây diễn biến tương đối đồng điệu với thị trường thế giới và đã rơi đến tận đáy khi chỉ số HaSTC giảm xuống dưới mức khởi điểm 100 vào cuối tháng 11.

Tình hình đó rõ ràng là do tác động trực tiếp của các giải pháp kiềm chế lạm phát, nhưng không phải không có dấu hiệu ảnh hưởng của

cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Lãnh đạo một số tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng cuộc khủng hoảng đã có tác động rõ rệt đến việc xuất khẩu lúa gạo và thuỷ sản các tỉnh.

Qua đó cho thấy tình hình kinh tế Việt Nam chịu sự tác động kép của 2 nhân tố:

• Lạm phát và hệ quả của các chính sách kiềm chế lạm phát trong nước.

• Tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cho nên mức độ khó khăn của nền kinh tế sẽ kéo dài hơn và thiệt hại không nhỏ. Cần thấy rằng Việt Nam có thể là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Á do nội lực của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, tăng trưởng dựa nhiều vào nguồn lực bên ngoài (kiều hối, đâu tư nước ngoài…), xuất khẩu chiêm 3/4 GDP, thị trướng xuất khẩu chính lại là Mỹ, Nhật , EU. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nhiều lao động, nên thất nghiệp sẽ gia tăng…

Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và những năm tới như thế nào, chịu sự tác động bất lợi hay thuận lợi nhiều hơn, khó khăn sẽ được khắc phục hay kéo dài phụ thuộc rất lớn vào việc nắm bắt tình hình và chủ trương chính sách của chúng ta, nhất là sự điều hành của Chính phủ.

Do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ giữa năm 2008 đến nay quý I/2009 của Việt Nam cũng bị suy giảm mạnh. Hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều bị giảm sút, thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, triển vọng đầu tư nước ngoài và nguồn ngoại hối bị hạn chế

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2009 giam mạnh. Nguyên nhân một phần là do các cơ sở sản

xuất trong thời gian nghỉ lễ tết Nguyên đán và mới triển khai tìm kiếm ký kết hợp đồng, phân lớn do tiếp tục chịu tác động của cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu. Trong đó, mức giảm tập trung ở các sản phẩm công nghiệp quan trọng như: thép, giày dép, quần áo; trừ một vài sản phẩm giữ mức tăng trưởng khá là dầu thô, điện, xi măng, chế biến thuỷ sản. Nhiều công trình dự án xây dựng, đầu tư bị chậm tiến độ triển khai do chờ vốn, chờ chính sách cũng là nguyên nhân làm giảm giá trị sản xuất công nghiệp

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thu mua thuỷ sản ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu có xu hướng bị thu hẹp nên cũng không đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Bên cạnh đó cùng với sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới lượng khách du lịch quốc tế cũng giảm sút mạnh và có những tác động tiêu cực đến ngành dịch vụ và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Với những dấu hiệu trên dự báo tăng trưởng kinh tế quý I/2009 chỉ đạt khoảng 4 – 4,5%.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 43)