Đánh giá tácđộng của KHCN đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 57 - 60)

của Việt Nam.

Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế ta có nhiều cách xác định. Một trong những phương pháp đơn giản là thông qua việc phân tích hàm Cobb – Douglas: Y = T. Kα. Lβ. Rγ

Lấy Logarit tự nhiên 2 vế của phương trình ta được: lnY = lnT + αlnL + βlnK + γlnR.

Vi phân theo thời gian ta có:

(dY/dt*1/Y) = (dT/T) + α(dL/dt*1/L) + β(dK/dt*1/K) + γ(dR/dt*1/R).

Phương trình theo thời gian liên tục, sự xấp xỉ không liên tục lấy theo các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số:

(dY/Y) = (dT/T) + α(dL/L) + β(dK/K) + γ(dR/R).

Đây là các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số, chúng ta có thể biểu diễn ngắn gọn:

g = t + αl + βk + γr

Để đánh giá tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế trong bài này chúng ta coi sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng chính là sự đóng góp của T, tức là t.

Ta có: Trong thực tế thì T đóng góp như thế nào: Ta có: Y2005 = 839211 tỷ đồng

Y2006 = 973790 tỷ đồng Y2007 = 1056563 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng ứng với các năm: g2006 = 8,17% ; g2007= 8,5%

• Lao động: L2005 = 44 385 000 người ; L2006 = 45 600 000 người; L2007 = 46 700 000 người.

Vậy tốc độ tăng lao động của các năm: l2006 = 2,74%, l2007 = 2,4%.

• Vốn: K2005 = 343135 tỷ đồng; K2006 = 398900; K2007 = 464500. Vậy tốc độ tăng vốn của các năm là : k2005 = 16,25%; k2007 = 16,45%.

Ta có các tham số: α = (∆Y/Y)/(∆L/L) β = (∆Y/Y)/(∆K/K) γ = (∆Y/Y)/(∆R/R) • Xét Năm 2006: α = 0,5; β = 0,3; γ = 0,2 g2006 = t + αl + βk + γr Vậy t = g –(αl + βk + γr ) = 8,15% – (0,5*2,74% + 0,3*16,25% + 0,2*3%) = 1,3%

Vậy năm 2006 khoa học và công nghệ đóng góp 1,3%/năm.

• Xét năm 2007: α = 0,5; β= 0,3; γ = 0,2 g2007 = t + αl + βk + γr => t = g – (αl + βk + γr )

t = 8,5% – (0,5*2,4% + 0,3*16,45% + 0,2*3,5%) = 1,67% Vậy khoa học công nghệ đóng góp 1,67%/năm vào tốc độ tăng trưởng.

Qua kết quả phân tích trên ta thấy vị trí của khoa học công nghệ trong tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên so với những yếu tố khác: vốn, lao động, tài nguyên thì khoa học công nghệ nước ta còn chiếm ít phần nhở, tăng trưởng chủ yếu là đóng góp của yếu tố vốn, tăng trưởng theo chiều rộng.

Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng, chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu để tạo tăng trưởng bền vững và duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tình hình hiện nay và trong dài hạn.

Chương III. Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 57 - 60)