Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 91 - 93)

3.3.5.1. Liên kết du lịch với các tỉnh bạn trong khu vực miền Trung

Khu vực miền Trung là khu vực có nhiều đặc điểm tự nhiên và khí hậu thích hợp phát triển những khu DLST đa dạng và phong phú. Bởi thế, dọc các tỉnh miền Trung, rất nhiều khu DLST đã và đang được phát hiện, tập trung đầu tư phát triển.

Quảng Bình vốn nổi tiếng với Động Phong Nha, nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hàng năm, địa điểm này đã thu hút hang triệu du khách nội địa và quốc tế đến tham quan. Đây là một nguồn khách tiềm năng cho DLST Thừa Thiên Huế.Tiếp đó, tỉnh Quảng Trị với nhiều bãi biển đẹp và thơ mộng như Cửa Tùng, Cửa Việt thực sự là một điểm dừng chân thú vị với du khách…

Xuôi về phía nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh khách cũng có nhiều địa điểm DLST. Trong đó, nổi bật nhất là Non Nước với núi Ngũ Hành Sơn, một kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ. Liên kết du lịch với các tỉnh thành phố này, Thừa Thiên Huế sẽ có cơ hội rất lớn trong việc thu hút khách du lịch. Tỉnh cần đề ra một số chính sách, giải pháp phù hợp. Một số giải pháp đề xuất:

- Thương thảo, bàn bạc với các cấp chính quyền hay Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch của các địa phương trên về kế hoạch liên kết du lịch.

- Vạch ra các tour, các tuyến du lịch liên tỉnh nối các điểm DLST của các địa phương với nhau.

- Xúc tiến, quảng cáo về tour, tuyến du lịch vừa đặt ra.

- Đưa ra những chính sách ưu đãi lớn đối với du khách tham gia vào các tour, tuyến du lịch này.

- Liên hệ với các hãng vận chuyển nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho việc di chuyển địa điểm du lịch cho du khách.

Phía Bắc nước ta có một loạt điểm DLST rất nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đó là Sapa ở Lào Cai, Tam Đảo ở Vĩnh Phúc hay cụm DLST ở tỉnh Ninh Bình. Những địa điểm này đang tạo ra một hình ảnh đẹp về DLST ở miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Còn ở phía Nam, điểm du lịch nổi bật nhất có lẽ là Đà Lạt với những cảnh quan thiên nhiên vừa thơ mộng vừa hữu tình mà lại mang nét hoang sơ của cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là những địa điểm du lịch mà Thừa Thiên Huế nên chú trọng liên kết, mở rộng tuyến du lịch. Tỉnh cần đưa ra một số chính sách, giải pháp thúc đẩy sự liên kết này. Các chính sách giải pháp cũng tương tự như đối với liên kết DLST với các tỉnh miền Trung. Nhưng với khoảng cách xa hơn, Thừa Thiên Huế nên chú trọng vào việc đưa ra những chính sách ưu đãi đối với khách du lịch, và cũng cần tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các công ty vận chuyển để đảm bảo sự di chuyển cho du khách. Bên cạnh, tỉnh nên học tập những kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm DLST vốn đang rất thành công ở các địa phương này.

3.3.5.3. Liên kết du lịch với những điểm du lịch của các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới

Đây là một giải pháp mang tầm vĩ mô đối với DLST ở Thừa Thiên Huế. Tỉnh có thể liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan… hay với các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản… và mở rộng sang phía tây với các nước Nam Á như Ấn Độ… Để liên kết được với các nước này, Thừa Thiên Huế cần tạo ra một hệ thống sản phẩm DLST thật độc đáo, hấp dẫn du khách. Điều này vừa tạo cơ hội cho sự liên kết du lịch, vừa tạo sức mạnh cạnh tranh với các điểm du lịch đó.

3.3.5.4. Kết hợp loại hình DLST với nhiều loại hình du lịch khác để nâng cao tính đa dạng của sản phẩm du lịch

Ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang tồn tại rất nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng… và cả DLST. Địa điểm của các loại hình du lịch này có đặc điểm là trải đều trên toàn tỉnh, đan xen với nhau tạo nên một hệ thống các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng. Kết hợp các loại hình du lịch này với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích:

- Nâng cao tính đa dạng của địa điểm du lịch, giảm thiểu sự nhàm chán của du khách.

- Tận dụng được các cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, sử dụng các yếu tố này một cách có hiệu quả nhất.

Đề xuất một số kết hợp địa điểm DLST với các loại hình khác ở Thừa Thiên Huế:

1. Du lịch nghỉ dưỡng ở suối khoáng nóng Thanh Tân với thác A Đon và hệ sinh thái Tràm Chim ở huyện Phong Điền, phía Bắc thành phố Huế.

2. Du lịch tâm linh ở hệ thống chùa Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng với điểm DLST Nhà vườn cổ ở Phú Mộng. Tất cả các điạ điểm này thuộc xã Kim Long, một xã ngoại thành của Thành phố Huế.

3. Du lịch văn hoá lịch sử ở khu di tích triều Nguyễn, lăng tẩm của 13 triều vua với điểm DLST Nhà vườn cổ ở xã Thuỷ Biều, Phú Thượng, Phú Vang, một xã ngoại thành của Thành phố Huế.

4. Du lịch cộng đồng khám phá, tìm hiểu cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Nam Đông với điểm DLST Thác Mơ, Thác Trượt ở đây.

5. Du lịch tâm linh ở Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã với tuyến DLST Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w