Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 84)

Lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du lịch.

Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng đối với phát triển DLST.

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và ổn định đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng tại các điểm du lịch sinh thái. Ngân sách địa phương lại là công cụ điều tiết của riêng địa phương đó, thực hiện những chức năng có tính vĩ mô thấp hơn ngân sách nhà nước. Khi kết hợp, lồng ghép hai nguồn lực này với nhau, kết cầu hạ tầng được đầu tư bởi những nguồn lực tự có của địa phương hay nguồn lực trong nước, không phụ thuộc bởi sự đầu tư của nước ngoài.

Huy động vốn của các doanh nghiệp tư nhân và của chính người dân cho phát triển DLST

Với tính chất nhỏ lẻ của DLST ở Thừa Thiên Huế hiện nay, doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa là đối tượng rất thích hợp trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển du lịch. Đây là những nguồn vốn nhỏ và vừa, rủi ro đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh tạo được cảm giác an toàn, kích thích sự đầu tư của doanh nghiệp.

Người dân địa phương là những người đầu tiên trực tiếp hưởng những lợi ích từ phát triển DLST. Hơn ai hết, họ nhận thấy được những kết quả tốt đẹp cả về kinh tế, xã hội và môi trường do sự phát triển của DLST mang lại. Càng đầu tư bao nhiêu, những lợi ích mà người dân nhận được càng tăng.

Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp hỗ trợ những đối tượng này. Cụ thể:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch vay ưu đãi vốn phát triển ngành.

- Đưa DLST vào danh mục ngành nghề hưởng ưu đãi tín dụng ngân hang của tỉnh.

Thực hiện xã hội hoá du lịch

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân và nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như BOT, BTO, BT…

Điều chỉnh hệ thống chính sách về đầu tư.

Áp dụng trên điều kiện thực tế của Thừa Thiên Huế các quy định hiện hành của Nhà nước về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết các nhu cầu đầu tư, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng. Cụ thể:

- Vốn từ tích luỹ GDP du lịch, vốn từ vay ngân hang với lãi suất ưu đãi. - Tranh thủ các nguồn vốn từ quỹ tín dụng của Nhà nước trong điều kiện và quy định của các quỹ tín dụng cho phép.

- Áp dụng cơ chế đấu giá quỹ đất để tăng nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch.

- Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: ODA, WB, ADB…

- Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI.

3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động hiện tại đang làm việc trong ngành du lịch, phù hợp với tính chất và nội dung công việc của họ.

Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch toàn tỉnh khá lớn, gần 50.000 người, trong đó lao động DLST chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng gần 4.000 lao động. Tuy

nhiên, lực lượng lao động này thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả do bị hạn chế về một số mặt. Bởi vậy, ngành du lịch của tỉnh cùng với các cấp chính quyền cần có một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ lao động này. Cụ thể một số biện pháp như sau:

- Xã hội hoá du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho cán bộ nhân viên ngành du lịch trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi.

- Mở những cuộc thi nghề, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhân viên du lịch với nhau để cán bộ công nhân viên có cơ hội cọ xát và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cũng như các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua quan hệ tại một số nước có trình độ.

Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng lao động mới, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.

Lực lượng lao động mới này là một sự hứa hẹn, là sức mạnh tiềm tàng của DLST trong giai đoạn tới. Đó là những học sinh, sinh viên khởi đầu với một kiến thức rất nhỏ hẹp về du lịch, cần phải có những biện pháp, chính sách đào tạo thật phù hợp, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho nguồn nhân lực tương lai này. Cụ thể:

- Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nguyện hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nhu cầu giảng và dạy học.

- Mở nhiều chuyến đi thực tế, đến các địa điểm DLST trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc sau này.

Một số giải pháp tổng hợp khác

Ngoài những giải pháp tập trung vào lực lượng lao động hiện tại và tương lai, tỉnh cần có những giải pháp tổng hợp đối với nguồn nhân lực du lịch:

- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong ngành du lịch về với du lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt là đội ngũ quản lý.

- Kết hợp với các cơ quan chức năng, các cấo có thẩm quyền của tỉnh trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.

- Yêu cầu các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho các bộ quản lý và người lao động Việt Nam.

- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động, sang tạo và có đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.

3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế

3.3.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái trong và ngoài nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần có kế hoạch chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường DLST trong và ngoài nước. Dựa trên các nguồn số liệu đã có, sở nên tập trung vào một số thị trường chủ yếu sau đây:

Thị trường khách quốc tế: các thị trường khách có nhu cầu lớn bao gồm: - Khu vực châu Á: các nước Thái Lan, Nhật và Trung Quốc.

- Khu vực châu Âu: Pháp, Anh, Đức và Hà Lan. - Khu vực châu Mỹ: Mỹ và Canada.

Để quá trình nghiên cứu không bị phân tán dàn trải, trong thời gian tới thị trường khách quốc tế nên tập trung vào các thị trường: Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ và đồng bào Việt Kiều. Một trong những phương pháp tốt nhất là mời các đối tác là các nhà kinh doanh lữ hành sinh thái, các tổ chức sinh thái phi chính phủ tới tham quan và thực hiện hoạt động marketing quốc tế tại chỗ.

Thị trường khách nội địa: một nguồn khách sinh thái lớn và đầy tiềm năng đó là học sinh, sinh viên cùng các cơ quan hành chính nhà nước. Với lợi thế về khoảng cách, nguồn khách này thường đến với DLST vào các dịp nghỉ lễ nghỉ tết với thời gian không dài, kinh phí phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cấn chú ý đền một nhóm khách du lịch là các nhà hoạt động môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về sinh học, địa lý, văn hoá và du lịch.

Trên cơ sở đó, triển khai tổ chức các công trình nghiên cứu đặc điểm tiêu dung cụ thể của từng thị trường để nhận biết quy mô, động cơ, kinh nghiệm, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của từng đoạn thị trường khách DLST. Việc nghiên cứu này tốt nhất là nên liên kết với trường Cao đẳng Du lịch để mang lại một kết quả phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, khẩn trương lập một website của riêng DLST Thừa Thiên Huế nhằm quảng cáo sản phẩm đồng thời có những dịch vụ đăng kí tour tuyến trên mạng thông qua website đó.

Để có các cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu thị trường khách DLST ngay từ bây giờ phải hoàn thiện các mẫu biểu ghi chép khách và duy trì sự ghi chép đây đủ, chính xác, thường xuyên và cập nhật và phải coi đây như là một tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên, thực thi các công việc đăng kí khách đặc biệt là bộ phận lễ tân các cơ sở lưu trú, các văn phòng du lịch, các trung tâm tiếp đón của Vườn quốc gia, khu bảo tồn và điểm tham quan. Việc nghiên cứu thị trường khách sẽ tạo cơ sở để phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

3.3.4.2. Các kênh phân phối sản phẩm DLST Thừa Thiên Huế Đối với khách du lịch trong nước

Kênh 1: Các nhà sản xuất sản phẩm DLST ở Thừa Thiên Huế làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương tiện hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website.

Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST thông qua các tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tuy nhiên kênh này thích hợp và áp dụng phổ biến hơn với du lịch đại trà. Vì vậy khi chọn loại hình kênh phân phối này phải chọn lọc các tổ chức mà thành viên của tổ chức đó có quan tâm và có mục đích riêng đối với môi trường sinh thái.

Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước. Tuy nhiên, các công ty lữ hành phải là các công ty lữ hành chuyên kinh doanh về sản phẩm DLST. Thị trường mục tiêu của các công ty này là khách DLST chứ không phải khách du lịch chung chung. Kênh 3 là loại kênh cần khai thác triệt để nhất vì chính các doanh nghiệp lứ hành là người thực hiện chức năng phân phối sản phẩm trong du lịch.

Đối với khách du lịch nước ngoài

Sản phẩm du lịch sinh thái Thừa Thiên Huế Khách du lịch sinh thái ở Việt Nam Các tổ chức, hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Các doanh nghiệp lữ hành 1 2 3 Sản phẩm du lịch sinh thái Thừa Thiên Huế Khách du lịch sinh thái ở ngoài Việt Nam Các hãng lữ hành nước ngoài Hãng lữ hành 1 2 3 Hãng lữ hành

Kênh 1: Các nhà sản xuất DLST làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương thức hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website.

Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài có hoặc chuyên kinh doanh sản phẩm DLST.

Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành Quốc tế trong nước có thị trường mục tiêu là khách DLST để các công ty lữ hành Quốc tế trong nước sử dụng các mối quan hệ đối tác với các hãng lữ hành nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm. Kênh 3 chính là loại kênh có khả năng nhất để tiếp cận, thu hút khách DLST đến với sản phẩm DLST của tỉnh. Vì chsính các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài cũng tham gia vào việc thiết kế các tour DLST ở Thừa Thiên Huế để bán cho khách. Họ như là người đại diện cho khách tham gia vào việc thiết kế các sản phẩm DLST tại nơi đến du lịch.

Trong thời gian tới, DLST Thừa Thiên Huế cần tập trung vào làm một số việc sau:

- Xây dựng và sử dụng có hiệu quả website của DLST Thừa Thiên Huế. - Liên hệ với các tổ chức DLST trong và ngoài nước để thuê họ quảng cáo cho sản phẩm DLST của tỉnh.

- Mời một số khách DLST đích thực đến Thừa Thiên Huế đi các chuyến du lịch làm quen (FAM trip) và đề nghị sự tư vấn, trợ giúp của họ, thậm chí là đặt hang trong việc xây dựng các sản phẩm DLST ở Thừa Thiên Huế. Đối tượng khách này là các thành viên của tổ chức phi chính phủ có mục đích bảo vệ môi trường, khoa học và đặc biệt mục đích bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa.

- Lựa chọn đối tác kinh doanh sản phẩm DLST để tổ chức nhóm công tác do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ dự án bao gồm đại diện lãnh đạo uỷ ban tỉnh, đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công an, chuyên gia tư vấn DLST, đại diện ban Quản lý, đại diện chính quyền địa phương, đại diện cư dân, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ DLST trên toàn tỉnh. Nhóm công tác này với tư cách là khách DLST có mục đích chính là

thực hiện dự án để nghiên cứu học tập cách thức kinh doanh sản phẩm DLST của các điểm khu du lịch có điều kiện tương tự ở Thừa Thiên Huế.

3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng

3.3.5.1. Liên kết du lịch với các tỉnh bạn trong khu vực miền Trung

Khu vực miền Trung là khu vực có nhiều đặc điểm tự nhiên và khí hậu thích hợp phát triển những khu DLST đa dạng và phong phú. Bởi thế, dọc các tỉnh miền Trung, rất nhiều khu DLST đã và đang được phát hiện, tập trung đầu tư phát triển.

Quảng Bình vốn nổi tiếng với Động Phong Nha, nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hàng năm, địa điểm này đã thu hút hang triệu du khách nội địa và quốc tế đến tham quan. Đây là một nguồn khách tiềm năng cho DLST Thừa Thiên Huế.Tiếp đó, tỉnh Quảng Trị với nhiều bãi biển đẹp và thơ mộng như Cửa Tùng, Cửa Việt thực sự là một điểm dừng chân thú vị với du khách…

Xuôi về phía nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh khách cũng có nhiều địa điểm DLST. Trong đó, nổi bật nhất là Non Nước với núi Ngũ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w