Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 48)

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thị trường được ngành du lịch quan tâm đúng mức, tuy vậy hoạt động này chủ yếu được thực hiện từ nội lực của các doanh nghiệp. Việc quảng bá điểm đến thuộc trách nhiệm của Sở Du lịch, nhưng việc này chưa được thực hiện tốt.

Một số ấn phẩm tuyên truyền quảng bá giới thiệu về tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của địa phương đã được xây dựng; xúc tiến triển khai dự án xây dựng trung tâm thông tin và cổng thông tin điện tử của ngành.

Việc tuyên truyền tại chỗ, tại các cửa khẩu quốc tế, nhất là tại sân bay Phú Bài chưa duy trì thường xuyên, chủ yếu được triển khai theo từng đợt cao điểm như các kỳ Festival, các sự kiện lớn nhằm tập trung cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn về các dịch vụ phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách.

Bằng kinh phí của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, chuyên mục "Ống kính du lịch" được duy trì thường xuyên trên HTVT nên cũng đã góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân và có tác dụng tuyên truyền quảng bá tốt.

Trong khuôn khổ hợp tác du lịch với các địa phương lân cận, ngành du lịch cũng đã phối hợp đón các đoàn Famtour gồm đại diện các hãng lữ hành, hãng hàng không và các nhà báo quốc tế để tuyên truyền ra các thị trường quốc tế trọng điểm.

Về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các dịch vụ khác do được các doanh nghiệp nhận thức cao về tầm quan trọng và hiệu quả thiết thực của CNTT trong lĩnh vực kinh doanh, nên nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho công tác này.

Tuy nhiên, hoạt động quảng bá tuyên truyền cho hình ảnh của du lịch Thừa Thiên Huế chưa thực sự có tính chuyên nghiệp, chủ yếu tiến hành tập trung trong dịp festival Huế; ngân sách cho các hoạt động quảng bá tuyên truyền còn thấp; các phương tiện quảng bá tuyên truyền như Website, ấn phẩm quảng bá… chất lượng chưa cao, hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động, chưa khai thác được các thị trường mới do đó hiệu quả tuyên truyền, quảng bá chưa cao cần được đẩy mạnh hơn đặc biệt chú trọng một số thị trường quốc tế có vai trò quan trọng đối với du lịch Thừa Thiên Huế như Pháp, Nhật Bản, Mỹ…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w