Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá đúng giá trị thực của công ty

Một phần của tài liệu Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP. HCM (Trang 53 - 54)

- Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu : số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 gia

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO NHÀ ĐẦU TƯ

3.2.2. Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá đúng giá trị thực của công ty

công ty

Một thực tế hiện nay là các nhà đầu tư đang đầu tư theo tâm lý “bầy đàn”, việc sử dụng các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán đầu tư đang còn hạn chế, hoặc nếu có thì hiệu quả chưa cao. Lý do chủ yếu của hiện tượng này là sự hiểu biết về các chỉ số này còn hạn chế dẫn tới việc không biết tìm chúng ở đâu, phân tích như thế nào và quyết định ra sao. Sau đây là những chỉ số tài chính cơ bản rất cần phân tích khi chọn mã chứng khoán.

+ Giá trị sổ sách, cho biết giá trị tài sản của công ty như tồn kho, ngân quỹ, nhà xưởng, tài sản, các khoản đầu tư. Giá trị sổ sách cung cấp cho nhà đầu tư tiềm năng một ý tưởng về hướng đầu tư.

+ Chỉ số ROE, phản ánh thu nhập ròng của công ty trên giá trị cổ phiếu của nó (ROE = Lãi sau thuế/ Vốn cổ phần). ROE được biểu hiện bằng phần trăm, đánh giá khả năng của các nhà quản trị công ty trong việc sử dụng tiền vốn của các nhà đầu tư.

+ Tỷ lệ nợ dài hạn tính trên vốn cổ phần, là thước đo khả năng không bị nợ dài hạn của công ty (Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Nợ dài hạn/ Vốn cổ phần). Một công ty với tỷ số này cao là biểu hiện của sự thế chấp, nhưng chưa hẳn là đã có dấu hiệu xấu. Thông thường một công ty phải đi vay để đầu tư phát triển kinh doanh nhưng nếu vay nhiều rủi ro sẽ rất lớn. Ngoài ra ta có thể theo dỏi tỉ số nợ (Tỉ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản) cũng sẻ có ý nghĩa tương tự.

+ Lợi nhuận, phản ánh bằng tỷ suất lợi nhuận của công ty được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu (Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu). Các công ty có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn so với các công ty khác, có nghĩa là có tình trạng tài chính tốt hơn.

+ Tỷ số ngân quỹ, là tỷ số giữa lượng ngân quỹ, cả tiền mặt và tiền ghi sổ trên sổ nợ của công ty. Công ty có tỷ số ngân quỹ cao sẽ an toàn về mặt tài chính, có thể trả nợ và các khoản phải trả một cách dễ dàng.

+ Tỷ số giá-thu nhập (P/E), tức giá cổ phiếu một công ty trên thu nhập của một cổ phần là bao nhiêu (P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu/ Thu nhập mỗi

cổ phiếu). Nếu tỷ số P/E của một công ty cao hơn một công ty khác trong cùng ngành thì cổ phiếu của họ có thể bị đánh giá quá cao và dẫn đến sự sụt giá nhanh chóng.

+ Tốc độ tăng trưởng g, đây là một tỷ số hết sức quan trọng cho biết sự phát triển của công ty ( g = ROE x (1- DPS/EPS)). Nhiều nhà đầu tư khi quyết định đầu tư chỉ quan tâm tới cổ tức mà quên đi chỉ số này, kết quả là một thời gian sau giá cổ phiếu tụt giảm vì công ty phát triển chậm và thậm chí sự phát triển của công ty không đảm bảo cho việc chi trả cổ tức như trước.

+ Tỉ số tăng trưởng doanh thu hoạt động kinh doanh. Tỷ số này được tính bằng thương số giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với tổng lợi nhuận. Có nhiều công ty sau khi huy động vốn đã sử dụng sai mục đích làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, các tỷ số tài chính của công ty có chiều hướng xấu đi. Việc phân tích chỉ số này cho biết công ty đang hoạt động đúng hướng hay chệch hướng.

Ngoài những chỉ tiêu trên nhà đầu tư nên nghiên cứu kỉ để tìm ra những “hố đen” trong bảng cân đối kế toán để xem công ty đó đang kiếm được tiền hay đang tiêu tiền.

Một phần của tài liệu Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP. HCM (Trang 53 - 54)