Chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM

Một phần của tài liệu Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP. HCM (Trang 40 - 45)

- Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu : số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 gia

2.2.2. Chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM

VNM

Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng có giá trị vốn hóa lớn nhất của thị trường chiếm 17% (20/7/2007). Với các mã cổ phiếu như VNM, KDC, NKD, TAC,MPC sự biến động của cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng có tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian qua. Kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm là tốt, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 119.9% và tốc đô tăng trưởng doanh thu đạt 31,7%. Chỉ số tăng giá đến cuối tháng 10/2007 đã là 8,12% và chưa có nhiều dấu hiệu giá cả sẽ tăng chậm lại, bất chấp mọi nỗ lực chống tăng giá của Chính phủ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của VNM, công ty có quy mô thị trường lớn nhất ngành. Ngoài KDC ở vị trí thứ hai trong ngành đang thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sang dịch vụ tài chính bất động sản. Nhưng hiện tại cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng vẫn là cổ phiếu có tính thanh khoản và có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường.

Vinamilk hiện đang là công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam với hơn 60% thị phần, công ty đang mở rộng kinh doanh nhằm trở thành một tập đoàn cung cấp đồ uống lớn bao gồm những sản phẩm sữa, cà phê và bia. Vinamilk đang trên con đường thành công trong việc xây dựng một trong

những thương hiệu đáng giá nhất và một mạng lưới phân phối lớn nhất trong nước.

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Công ty hoặc Vinamilk), Nhà sản xuất sữa hàng đầu ở Việt Nam, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa vào năm 2003. Từ ngày 19/01/2006, cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Đến ngày 12/11/2007, giá trị thị trường của Công ty lên đến 31.199 tỷ đồng, cao nhất trong 121 công ty niêm yết. Cơ cấu sở hữu của Vinamilk vào ngày 31/12/2006 gồm: Nhà nước 50,01%, cổ đông nước ngoài 39,46%, các cổ đông khác trong nước 10,53%.

Bảng 2.2.2 chỉ tiêu tài chính cơ bản của VNM

Khoản mục 2006 2005 2004 2003 Chỉ số nợ Nợ ngắn hạn/Vốn cổ phần 29 % 73 % 37 % 68 % Nợ phải trả/Vốn cổ phần 33 % 77 % 39 % 69 % Nợ phải trả/Tổng tài sản 24 % 42 % 27 % 41 % Tỷ lệ tăng trưởng

Tăng trưởng doanh thu 17.39% 33 % 11 %

Tăng trưởng lợi nhuận thuần 20.83% 17 % 1 %

Chỉ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2,54 1,52 2,61 1,97

Khả năng thanh toán nhanh 1,31 0,84 1,46 1,41

Các chỉ số hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 24 % 22 % 25 % 30 %

Lợi nhuận thuần/Doanh thu 11 % 11 % 12 % 13 %

Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần(ROE) 27 % 28 % 29 % 33 %

Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản(ROA) 20 % 16 % 20 % 19 %

Vòng chu chuyển tài sản lưu động 3,32 2,34 2,39 1,81

Vòng chu chuyển tổng tài sản

Vòng chu chuyển hàng tồn kho 6,85 5,21 5,43 6,35

Doanh thu trên 1 CP 41.629,57 32.170,95 24.115,40 21.733,84 Lợi nhuận thuần trên 1 CP(EPS) 4.601,16 3.454,47 2.953,47 2.923,77

Nguồn www.ssi.com.vn

Hệ số thanh toán ngắn hạn tăng qua các năm và bình quân khoảng 2.16 lần, tức là nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.16 lần tài sản ngắn hạn. Riêng năm 2005, con số này chỉ là 1,52, nhưng thực chất hệ số này cao hơn vì trong nợ ngắn hạn bao gồm nợ khác 1.097 tỷ đổng. Hơn thế nữa hệ số thanh toán nhanh đạt bình quân 1.2 lần cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy rằng tính thanh khoản của VNM ngày càng cao, đảm bảo nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn. nhưng

cũng cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn có tinh thanh khoản cao nhưng suất sinh lợi thấp không hiệu quả. Tiếp theo chúng ta phân tích tỷ số nợ của cổ phiếu VNM

Bảng 2.2.2 chỉ số nợ của VNM Khoản mục 2006 2005 2004 2003 Chỉ số nợ Nợ ngắn hạn/Vốn cổ phần 29 % 73 % 37 % 68 % Nợ phải trả/Vốn cổ phần 31% 77 % 39 % 69 % Nợ phải trả/Tổng tài sản 24 % 42 % 27 % 41 %

Nợ của VNM rất thấp so với nguồn vốn chủ sở hữu khoảng 31%. Sau khi cổ phần hóa, Công ty chủ yếu hoạt động bằng nguồn chủ sở hữu và chiếm dụng, nợ dài hạn được vay để tái đầu tư các dự án mới. Đặc biệt năm 2005, doanh nghiệp đã tranh thủ chiếm dụng khoản tiền thu được do bán phần vốn của nhà nước tại công ty để hoạt động kinh doanh. Phân tích cho thấy khả năng trả nợ dài hạn của VNM là rất tốt, nhưng sắp tới ưu đãi về thuế sắp hết, và ROA,ROE cao hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp có thể nghĩ tới chuyện thay đổi tỷ số nợ hiện tại.

Bảng 2.2.2 chỉ số sinh lợi của VNM

Tỷ số lợi nhuận gộp và lợi nhuần trên doanh thu ổn định qua các năm điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của VNM là tương đối ổn định. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty bình quân 28%, cao hơn của thị trường 20,55%. Điều này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của đồng vốn chủ sở hữu. Nhưng lợi nhuận còn phải trích lập các quỹ khoảng 5% lợi nhuận sau thuế thì ROE này không cao hơn ROE bình quân trên thị trường. Do vậy thực chất khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế có xu hường giảm do nó phụ thuộc vào các dự án đầu tư mới, và ưu đãi về thuế sắp hết do thu nhập sau thuế sẽ giảm, điều này cổ đông có thể thấy rõ hơn khả năng tăng trưởng của VNM. Để xem sự đánh giá

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 24 % 22 % 25 % 30 %

Lợi nhuận thuần/Doanh thu 11 % 11 % 12 % 13 %

Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần(ROE) 27 % 28 % 29 % 33 % Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản(ROA) 20 % 16 % 20 % 19 %

của thị trường như thế nào đối với cổ phiếu của VNM, điều này được thể hiện qua các chỉ số sau:

Bảng 2.2.2 chỉ tiêu chứng khoán VNM

Chỉ tiêu 2006 2005 2004

EPS 4601 3808 3299

Tăng trưởng EPS 20,80% 15,40% -3,40%

Tỷ số P/E (lần) 27,2 13,9 9,5

Tăng trưởng P/E 95,20% 46,70% 109,10%

Tỷ số M/B (lần) 8 4,1 2,9

Tăng trưởng M/B 94% 42,90% 89,40%

Cổ tức trả hàng năm (DPS) 1900 1900 1482

Số liệu cho thấy, lợi nhuận trên mội cổ phiếu của VNM có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng tốc độ của chỉ số P/E và M/B còn cao hơn rất nhiều, nguyên nhân có thể do kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng của công ty.

Bảng 2.2.2 so sánh chỉ tiêu chứng khoán mã VNM, NKD,TAC

Chỉ tiêu Chứng khoán VNM Chứng khoán NKD Chứng khoán TAC

Giá 178.000 183.000 140.000 Giá trị thị trường 31.199 Tỉ 1.845 Tỉ 2.657 Tỉ ROE 27 % 30 % 17 % ROA 20 % 18 % 8 % Cổ tức 1.900,00 1.800,00 1.200,00 Cổ tức/Giá 1 % 1 % 1 % EPS 4.173,91 6.023,23 2.407,40 P/E 42,65 30,38 58,15 Book value 15.603 19.921 13.915 Giá/Book Value 11,41 9,19 10,06

Nguồn: www.ssi.com.vn, ngày 12/11/2007

Qua bảng số liệu ta thấy giá cổ phiếu này phản ánh hợp lý giá cổ phiếu VNM với các cổ phiếu cùng ngành. Nhưng P/E là cao hơn NKD vì EPS thấp hơn EPS của NKD, như vậy nhà đầu tư bỏ nhiều để có được một đồng của cổ phiếu VNM so với cổ phiếu NKD. Tuy nhiên so với mức bình quân hợp lý của các doanh nghiệp thế giới vào khoảng 15 – 20 và hệ số M/B dưới 3 thì các chỉ số thị trường của VNM tương đối cao. Để có thể hiểu rõ hơn cần xem xét tiềm năng của hoạt động của công ty.

Khi phân tích chúng ta đặc biệt với các chỉ số tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận thuần của VNM. Với tăng trưởng doanh thu trung bình 20% năm và tăng trưởng lợi nhuận thuần trên18% năm thì đây là nhóm có chỉ sô tăng tưởng cao, điều này có thẻ lý giải cho phần nào sự ưa thích cổ phiếu trong vừa qua của nhiều nhà đầu tư:

Bảng 2.2.2 chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu VNM

Tỷ lệ tăng trưởng 2006 3005 2004

Tăng trưởng doanh thu 17.39% 33 % 11 %

Tăng trưởng lợi nhuận thuần 20.83% 17 % 1 %

Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk là sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị, phụ tùng, vật tư, hóa chất nguyên liệu, bất động sản, nhà kho, bến bãi, vận tải hàng bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa, phòng khám đa khoa; sản xuất và mua bán rượu bia, đồ uống thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang - xay - phin - hòa tan, bao bì, sản phẩm nhựa. Ngoài hoạt động chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa, hiện tại Vinamilk đang mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực mới như kinh doanh bất động sản, sản xuất cà phê, nước uống tinh khiết, sản xuất bia... Đồng thời, Công ty cũng tăng cường đầu tư góp vốn vào các công ty có uy tín như Công ty chứng khoán Sài Gòn, Công ty dầu thực vật, Công ty Đường Biên Hòa, Quỹ đầu tư chứng khoán VF1, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình…

Bên cạnh việc phân tích các chỉ số tài chính thì việc phân tích lĩnh vực kinh doanh của Vinamilk cho thấy đây là con dao hai lưỡi, khi mà vừa đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư vào lĩnh vưc khác. Nó còn chúng tỏ doanh nghiệp đang bế tắc trong việc tận dụng khoản tiền mặt, và lợi thế cạnh tranh trong ngành để phát huy thế mạnh truyền thống, điều rắc rối rất có thể sẽ xảy ra. Cùng với điều này thì việc giá nguyên liệu đầu vào đang tăng trong khi đó giá bán tăng không kịp đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP. HCM (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w