Những yếu kém trong điều hành doanh nghiệp ở các doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc điều hành doanh nghiệp ở NYSE (Trang 38 - 45)

2.3.2.2.1 Những vấn đề liên quan đến cổ đông

Chính những bất cập trong Luật doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, cơ chế của ban hội đồng quản trị, minh bạch thông tin và BKS bị hạn chế quyền lực đã làm cho quyền cổ đông thiểu số đã không đư ợc bảo vệ trong thời gian qua. Cụ thể là những quy định trong luật cũng không đủ chặt chẽ để trở thành khung pháp lý đ ể bảo vệ cổđông và các doanh nghiệp cũng lợi dụng những thiếu sót đó để không thực hiện các quyền lợi theo quy định cho các cổ đông thiểu số, khi các cổ đông lớn có những động thái thâu tóm hay thực hiện lợi dụng bất cân xứng thông tin để thực hiện những giao dịch vì lợi ích cá nhân và gây thiệt hại cho cổđông thiểu số.

Một số những bất cập về quy định trong Luật doanh nghiệp về bảo vệ cổ đông thiểu số là trong tiết c, khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp quy định: “c) Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với sốthành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổđông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”. Nhưng cho đến nay, chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn về phương pháp “cộng dồn phiếu” theo quy định trên. Vì vậy, một số doanh nghiệp cổ phần đã sáng tạo và đưa ra quy định: xác định số phiếu biểu quyết quy đổi theo tỷ lệ vốn. Chẳng hạn, trong điều lệ doanh nghiệp quy định, mỗi phiếu biểu quyết đại diện cho 10% vốn góp. Một cổđông chiếm 70% số vốn điều lệ đương nhiên có bảy phiếu biểu quyết, cổ đông chỉ chiếm 10% vốn điều lệ thì đương nhiên chỉ được tính là 01 phiếu.

Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp chưa cho phép cổ đông thiểu số nếu không đồng ý với quyết định của HĐQT hay ban giám đốc điều hành thì đư ợc kiện ra tòa. Trong khi ở nước ngoài luật lại cho phép điều này. Khi không hài lòng, cổđông có thể kiến nghị với BKS thực hiện điều này điều kia. Nếu BKS không thực hiện thì cổđông kiện

ra tòa. Luật nước ngoài bảo vệ rất tốt những cổ đông thiểu số. Vì thế hội đồng điều hành doanh nghiệp rất ngại thưa kiện nên đối xử rất sòng phẳng, công khai, minh bạch với cổđông. Trong khi đó ởnước ta, như đã trình bày ban giám sát nhiều khi trở thành công cụ của ông tổng giám đốc.

Tình trạng các doanh nghiệp không bảo đảm quyền lợi của cổ đông thiểu số đang rất phổ biến tại Việt Nam. Tính đến thời điểm nay thì trong các kỳ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tiếng nói của cổ đông thiểu số gần không có. Sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ đểđủcơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Điều này thể hiện rõ nét hơn ở doanh nghiệp có phần vốn nhà nước chiếm quá nửa hay những doanh nghiệp có cơ cấu mức sở hữu tập trung cao vào một số cổđông lớn.

Với mô hình tập trung sở hữu thuộc về tư nhân hay Nhà nước, quyền lực sẽ rơi vào một nhóm người, và những ty có mô hình như thế thì hầu hết các cổđông lớn đều tìm cách khai thác một cách triệt để lợi nhuận cho mình, bất chấp thiệt hại thuộc về ai. Những thực trạng nổi bật về lạm quyền của cổ đông lớn là tự đặt cho mình cái quyền tự quyết trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên hội đồng quản trị; trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho doanh nghiệp con khác; hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần mới...

Việc lạm quyền của cổđông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổđông nhỏ lẻdo chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình cho doanh nghiệp, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. .

Dựa vào điểm yếu này, không ít doanh nghiệp khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉthăm dò thái độ đồng tình của các cổđông lớn mà bỏ qua các cổđông nhỏ.

Nhưng đến mùa đại hội năm nay cả khi các cổ đông bắt đầu tham gia vào góp ý kiến hay phản đối ý kiến của HĐQT nhưng không phải ở cu ộc họp nào cổ đông bên ngoài cũng giành ưu thế. Cụ thể là trường hợp các Doanh nghiệp cổ phần Vận tải Xăng dầu

(VIPCO), Doanh nghiệp cổ phần Bê tông Xuân Mai, Doanh nghiệp cổ phần VITACO khi phát hành thêm cổ phiếu đã có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ về giá phát hành và tỷ lệ quyền mua cổ phiếu. Mặc dù vậy, phương án phát hành cổ phiếu mới vẫn được thông qua tại Đại hội đồng cổđông, do cổđông thiểu số không có đủ tỷ lệ biểu quyết để bác bỏ.

Trường hợp lợi dụng ưu thế về bất cân xứng thông tin như thương vụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng thực hiện với cổ phiếu VTV. Ngày 3/2/2010, bà Phượng chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV tại HNX với mục đích tăng tỷ lệ nắm giữ. Giá cổ phiếu vào thời điểm này khoảng 40.000 đồng.Đến ngày 24/3, khi lệnh chào mua đã bị hủy do giá cổ phiếu tăng cao quá 30%, bà Phượng bất ngờ bán ra toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ (không hề thông báo). Khi thông tin được biết thì hàng loạt cổ đông thiểu số bị thiệt hại nặng nề vì giá cổ phiếu lúc đó giảm quá nhanh.

Hay trường hợp tự cho mình những đặc quyền như tình huống 11 thành viên hội đồng điều hành doanh nghiệp FPT góp vốn vào doanh nghiệp con mà không thông báo với các cổđông thiểu số. Vì hầu hết các thành viên HĐQT của doanh nghiệp này đều tham gia điều hành.

2.3.2.2.2 Những vấn đề liên quan đến ban quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát

Một tồn tại khá phổ biến biểu hiện cho hiện tượng chỉ tuân thủ quy định theo hình thức đó là vấn đề vềtính độc lập của thành viên hội đồng quản trị. Những bất cập trong vấn đề này dẫn đến hậu quả là việc công bố thông tin của thành viên HĐQTchưa chủđộng, chậm hoặc không công bố thông tin, và những quyền lợi của cổ đông thiểu số không được bảo vệ. Đây cũng là một trong những vi phạm thường gặp trong công tác quản trị của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay.

Theo Quyết định 12 về Quy chế điều hành doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp niêm yết và Quyết định 15 vềĐiều lệ mẫu áp dụng cho doanh nghiệp niêm yết, tính độc lập của thành viên HĐQT được thể hiện bằng quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là độc lập không điều hành; hạn chếthành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo đến 31/3-2009, chỉ có 107/177 doanh nghiệp niêm yết thực hiện bầu thành viên HĐQT độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 doanh nghiệp tách bạch giữa HĐQT và ban giám đốc.

Thông thường ở các nước, thành viên HĐQT độc lập không điều hành là nhà kinh tế, giáo sư, kế toán, luật sư, nhân sự điều hành doanh nghiệp lớn đã nghỉ hưu, là chính khách có kinh nghiệm, uy tín để đóng góp khách quan vào sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam đang rất thiếu những thành viên HĐQT độc lập có trình độ và năng lực theo yêu cầu như vậy.

Ởđa số các doanh nghiệp cổ phần khác, thành viên HĐQT độc lập hoặc chưa có hoặc tính độc lập không rõ nét hoặc vai trò rất mờ nhạt. Bởi vì đa số các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam cổđông lớn đều nằm trong HĐQT và tham gia điều hành nên họ cũng không muốn phải bầu ra một thành viên HĐQT độc lập để giám sát chính mình. Còn ở các doanh nghiệp cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thì khó lòng kiếm được HĐQT độc lập trong cơ cấu HĐQT bởi lẽ phần lớn họ đều là người đại diện vốn, người điều hành hoặc những "công chức" của doanh nghiệp nhà nước cũ. Ở các doanh nghiệp này Nhà nước thường chiếm tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối do vậy thực chất việc Đại hội cổ đông bầu HĐQT cũng ch ỉ là chính thức hóa danh sách đã được cơ quan chủ quản Nhà nước phê duyệt mà thôi. Và với cơ chế cổ phần hoạt động theo cơ chế cổ phần nhưng ngoài sự tham gia quản lý của đại diện vốn Nhà nước vẫn có sự tham gia quản lý của các Bộ ngành, vì vậy mà thực tế thì mọi hoạt động của các thành viên HĐQT đều chịu sự giám sát của nhà nước và không thể hoạt động một cách độc lập thực sự.

Về vấn đề ban kiểm soát trong Luật Doanh nghiệp mặc dù có biện pháp bảo vệ cổ đông nhỏ thông qua điều khoản quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên ban kiểm soát, nhưng các ràng buộc trong luật lại khá lỏng lẻo, còn nhiều kẻ hở. Chính vì vậy mà các thành viên ban HĐQT đã lợi dụng những lỏng lẻo này để vô hiệu hoá ban kiểm soát.

Điều 122, Luật Doanh nghiệp, (khoản 1, mục a) quy định thành viên BKS không được là “vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc/giám đốc và người quản lý khác”. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám

đốc/giám đốc không chỉ là các thành phần trên mà còn nhiều quan hệ khác như chú, bác, cô, dì ruột, anh, em nhà chú bác, cô, dì, anh, em vợ (chồng)… Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hởnày để đưa người thân vào BKS nhằm có thêm tiếng nói ủng hộhơn là để kiểm soát.

Khoản 2, điều 122 cũng quy định: “Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp”. Nhưng chính quy định lỏng lẻo không rõ ràng này mà làm cho thành viên BKS không có ý nghĩa khi h ội đồng quản trị, tổng giám đốc/giám đốc đưa nhân viên cấp thấp vào làm thành viên BKS để dễ bề sai khiến.

Ngoài ra lương, thưởng, hợp đồng lao động và các điều kiện thăng tiến của nhân viên cấp thấp đều trực tiếp do tổng giám đốc/giám đốc hoặc gián tiếp do HĐQT quyết định. Vì một điều tất nhiên là cấp dưới sẽ không dám giám sát người trả lương cho mình.

Mặt khác, nếu không phải là người bà con họ hàng hay nhân viên trong doanh nghiệp, HĐQTvà tổng giám đốc/giám đốc vẫn có thể vô hiệu hóa BKS thông qua việc không bỏ phiếu cho những người có khảnăng và dũng khí để làm công tác kiểm soát.

Với số phiếu áp đảo, các thành viên HĐQT (thường là các cổ đông lớn) có quyền đề cử và bỏ phiếu cho người cùng phe cánh với mình vào BKS và loại bỏ những người không cùng phe cánh với mình ra ngoài.

Nếu có ai đó không thuộc phe cánh của hội đồng quản trị, tổng giám đốc/giám đốc mà may mắn được lọt vào trong thành phần ban kiểm soát, thì ngư ời này cũng s ẽ bị làm khó, cản trở, không cho tiếp cận các thông tin nhạy cảm liên quan đến các sai phạm của hội đồng quản trị, tổng giám đốc/giám đốc.

Khái niệm về kiểm toán nội bộ vẫn còn mới mẻ với nhiều nhà quản lý ở Việt Nam. Ngay cả trong lĩnh vực ngân hàng vì yêu cầu cấp bách của hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cũng như các v ấn đề trong điều hành doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quy ết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 1/8/2006, yêu cầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong năm 2007 và 2008 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ theo quyết định này.

Tuy vậy, kết quả một cuộc khảo sát mới đây của PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) về kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cho thấy nhiều khó

khăn mà các ngân hàng đang phải đối mặt như Mặc dù các ngân hàng được khảo sát có mạng lưới chi nhánh rộng nhưng gần 70% các ngân hàng nói rằng họ chỉ có ít hơn 20 kiểm toán viên nội bộ. Chỉ có một ngân hàng trả lời rằng có hơn 100 kiểm toán viên nội bộ. 41% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát nói rằng họchưa có quy trình kiểm toán nội bộ.

Điều này có thể phản ánh một thực tế là kiểm toán nội bộ là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và chưa có chuẩn mực và hướng dẫn thực hành nào chính thức được ban hành. Kể cảđối với những ngân hàng đã có qui trình kiểm toán nội bộ, tính hợp lý và đầy đủ của qui trình này vẫn là một câu hỏi lớn.

Như vậy bên cạnh những doanh nghiệp không có bộ phận kiểm toán nội bộ thì những doanh nghiệp và ngân hàng đã có thì họ đều gặp những vấn đề khó khăn sau: kiểm toán nội bộ thiếu kinh nghiệm và kiến thức về công nghệthông tin, chưa có hệ thống phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro chưa hợp lý, chưa có các m ẫu báo cáo được chuẩn hóa, kiểm toán nội bộ hầu như chưa được hỗ trợ bởi các công cụ cần thiết.

2.3.2.2.3 Những vấn đề liên quan đến công bố và minh bạch thông tin

Việc tăng cường minh bạch chỉ tốt hơn cho doanh nghiệp, tăng thêm giá trị thương hiệu, thu hút nhà đầu tư khi giá trịđược phản ánh sát hơn. Nhưng ngoài những doanh nghiệp tích cực tham gia vào cuộc bình chọn báo cáo thường niên và tích cực cải cách cách trình bày báo cáo tài chính và báo cáo thườnng niên như đã nêu ở trên thì tâm lý chung của các doanh nghiệp niêm yết trong nước là suy nghĩ n ộp báo cáo thường niên để tuân thủ quy định, và nêu trình bày nội dung thì chỉ trình bày những mặt mạnh và tích cực còn những yếu kém hay vấn đề tiêu cực thì bỏ qua, hoặc suy nghĩ nếu trình bày quá rõ ràng tình hình của doanh nghiệp thì sẽ bị đối thủ cạnh tranh đánh vào điểm yếu của mình.

Thực sự, trong suốt cả năm thì ngày doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông hầu như là dịp duy nhất để nhà đầu tư có cơ hội được gặp gỡ với lãnh đạo doanh nghiệp, được trình bày thắc mắc và yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp giải đáp. Nhưng những nhà đầu tư chỉ sở hữu vài trăm cổ phiếu và doanh nghiệp ở địa điểm xa nên nhà đầu tư cũng không có điều kiện tham gia… Vì vậy, nhà đầu tư rất cần những cầu nối để có thể tiếp cận những thông tin chính thống, chính xác và kịp thời về tình hình kinh

doanh, về các dự án đầu tư… và cả những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Một trong những kênh thông tin quan trọng để nhà đầu tư giao tiếp với doanh nghiệp là Internet và đặc biệt là website của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban chứng khoán nhà nước phần lớn các website c̣òn sơ sài, không cập nhật đầy đủ thông tin, ngay cả những thông tin đã gửi cho sở/Uỷ Ban. Thậm chí, sàn HoSE còn có 7 website không truy cập được hoặc đang được xây dựng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc điều hành doanh nghiệp ở NYSE (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)