IV. Phân tích tình hình lợi nhuận
2. Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty Hào Phát.
2.3.1 Phương pháp phân tích: ta so sánh lợi nhuận thực tế (Lt) với lợi nhuận dự toán (kế hoạch-Lk) để xác định độ chênh lệch lợi nhuận.
nhuận dự toán (kế hoạch-Lk) để xác định độ chênh lệch lợi nhuận.
o Đối tượng phân tích:
ΔL = Lt – Lk
Lợi nhuận thực tế:
Lt = Σ Qtj . (gtj – G(vl)tj – Cntj) = ΣQtj . ltj
Lợi nhuận dự toán:
Lk = Σ Qkj . (gkj – G(vl)kj – Cnkj) = ΣQkj . lkj
o Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ là những nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuận theo quan hệ đại số nên ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và liên hệ cân đối để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận.
Aûnh hưởng của nhân tố khối lượng công trình thực hiện (Q):
(Với Tt =∑∑ kj j j tj p . Q p . Q
*100 là tỷ lệ phần trăm khối lượng công trình hoàn thành).
Aûnh hưởng của nhân tố quy mô thi công và hoàn thành(W):
ΔLW = ΣQtj .lkj – Lk..Tt
Aûnh hưởng của nhân tố lãi (lỗ) từ việc thi công (l):
ΔLl = Lt – ΣQtj .lkj.
Ngoài ra, nhân tố l lại chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Giá nguyên vật liệu [G(vl)]
ΔLG(vl) = - ΣQtj .( G(vl)tj – G(vl)kj)
Chi phí ngoài chi phí phục vụ thi công (Cn):
ΔLCn = -ΣQtj .(Cntj – Cnkj).
o Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔL = ΔLQ + ΔLW +ΔLl
Qua số liệu bảng trên, ta phân tích phân tích tình hình lợi nhuận của công ty như sau:
o Lãi (lỗ) từ việc thi công: Sơn line (01):
l200801 =(70.220*246)−2.152.000−1.000.200=+14.121.920đồng. l200701 =(340*70.720)−4.562.110−990.800=+18.321.890đồng.
Sơn bóng (02): l200802 =(220*81.025)−1.005.400−994.150=15.799.875đồng. l200702 =(195*81.025)−3.355.600−1.400.240=11.044.035đồng. Sơn nền (03): l200803 =(310*49.504)−3.684.200−680.900=10.981.140đồng. l200703 =(250*49.504)−1.400.050−600.050=10.375.900đồng. Sơn tường (04): l200804 =(187*65.003)−2.425.900−800.500=8.929.161đồng. l200704 =(251*65.003)−950.600−409.400=14.955.753đồng. o Tỷ lệ hoàn thành công trình: Tt=((340246**7070..220220))++((195220**8181..025025))++((250310**4949..504504))++((187251**6565..003003))*100 = 428 . 366 . 68 421 . 724 . 62 *100 = 91,75% Phương pháp phân tích:
o Đối tượng phân tích: ΔL = L2008 – L2007 L2008=(246*14.121.920)+(220*15.799.875)+(310*10.981.140) + (187*8.929.161) = 12.023.871.327đồng. L2007=(340*18.321.890)+(195*11.044.035) +(250*10.375.900)+ (251*14.955.753) = 14.730.898.428đồng. ⇒ ΔL = L2008 – L2007 = 101 . 027 . 707 . 2 428 . 898 . 730 . 14 327 . 871 . 023 . 12 − =− đồng. o Nhân tố ảnh hưởng:
Aûnh hưởng của nhân tố khối lượng công trình thực hiện (Q):
ΔLQ = L2007 . Tt – L2007
= 14.730.898.428*91,75% - 14.730.898.428
= 13.515.599.308 – 14.730.898.428 = -1.215.299.120đồng.
Aûnh hưởng của nhân tố quy mô thi công và hoàn thành (W):
ΔLW = ΣQ2008 * l2007 – L2007*Tt
=[(246*18.321.890) + (220*11.044.035)
+(310*10.375.900) + (187*14.955.753)]
–13.815.599.308 = 12.950.134.831 – 13.815.599.308 = -565.464.477đồng.
Aûnh hưởng của nhân tố lãi (lỗ) từ việc thi công (l):
ΔLl = L2008 – ΣQ2008 * l2007
= 12.023.871.327 - 12.950.134.831 = -926.263.504đồng.
Trong đó: Nhân tố lãi (lỗ) chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Giá nguyên vật liệu [G(vl)]:
ΔLG(vl) = - ΣQ2008 * ( G(vl)2008 – G(vl)2007)
= -[246*(2.152.000-4.562.110)+220*(1.005.400
−3.355.600)+310*(3.684.200−1.400.050)
+187*(2.425.900−950.600)]=125.963.460đồng. Chi phí ngoài chi phí phục vụ thi công (Cn):
ΔLCn = -ΣQ2008 .(Cn2008 – Cn2007)
= [246*(1.000.200-990.800)+220*(994.150
−1.400.240)+310*(680.900-600.050)
+187*(800.500-409.400)=-11.171.800đồng.
ΔL = ΔLQ + ΔLW +ΔLl
= (-1.215.299.120) + (-565.464.477) + (-926.263.504) = -2.707.027.101đồng.
Nhận xét: Từ việc phân tích số liệu ở bảng 8, so sánh năm 2008 với năm 2007 thì lợi nhuận từ việc thi công ở cả 4 công việc trên đã giảm 2.707.027.101đồng. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận:
o Khối lượng công tình thực hiện đã giảm 8,25% (91,75% - 100%), vì vậy đã làm lợi nhuận giảm 1.215.299.120đồng. Đây là kết quả chủ quan của công ty. Để có thể nhận và thi công được nhiều khối lượng công trình, công ty cần phải có sự chú trọng đến tác động của môi trường vi mô, vĩ mô, và cả công tác quản lý thi công. Nhìn chung, có thể nhận thấy để nâng cao lợi nhuận, trước hết công ty phải tích cực tìm kiếm nhiều cơ hội ký kết các hợp đồng thi công, nhằm gia tăng khối lượng công trình. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho công ty.
o Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lợi nhuận là giá mua nguyên vật liệu (là chi phí mua bột trét, xylene, sơn… những nguyên vật liệu chính và thường xuyên phục vụ cho việc thi công). Nhân tố này đã làm lợi nhuận năm 2008 tăng lên 125.963.460đồng. Giá nguyên vật liệu giảm nếu không phải do sự biến động giá cả trên thị trường hay do sự điều chỉnh của nhà nước thì việc giảm giá nguyên vật liệu mặc dù đem lại lợi nhuận cho công ty, nhưng đồng thời đó cũng là hệ quả của việc giảm chất lượng nguyên vật liệu. Chính điều này cũng làm giảm chất lượng công trình vì công việc của công ty chuyên sử dụng các nguyên vật liệu đó tham gia trực tiếp tạo nên kết quả công trình. Chính vì vậy, công ty cần thận trọng xem xét mối quan hệ tăng lợi nhuận tối đa công ty và đáp ứng lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
o Tìm hiểu tiếp các nhân tố còn lại, thì ta nhận thấy 2 nhân tố góp phần quyết định làm giảm lợi nhuận của công ty là: Quy mô thi công - hoàn thành công trình (W) làm lợi nhuận giảm 565.464.477đồng, và chi phí ngoài chi phí phục vụ thi công (Cn) đã làm lợi nhuận giảm 11.171.800đồng. Tổng hợp 2 nhân tố này đã làm lợi nhuận giảm 576.636.277đồng. Qua kết quả này cho thấy nhược lớn nhất của công ty thuộc về công tác quản lý chi phí thi công và chi phí doanh nghiệp (chi phí khác ngoài chi phí thi công).
Tóm lại, kết quả phân tích đã phản ánh:
o Kết quả khách quan: Việc giá mua nguyên vật liệu giảm, làm giá thành công trình giảm, do đó lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, việc giá mua nguyên vật liệu giảm cũng ảnh hưởng tới việc đánh giá không tốt chất lượng công trình từ những nguyên vật liệu mà công ty sử dụng. Chính điều này cũng có thể trở thành nguy cơ làm giảm lượng khách hàng của công ty.
o Nhược điểm chủ quan của công ty về tổ chức công tác thi công và quản lý chi phí thi công.
Công ty cần xem xét giải quyết tình hình hiện tại để nâng cao lợi nhuận như mong muốn.