Những khó khăn, thách thức phải đương đầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện (Trang 72 - 74)

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

2.2.Những khó khăn, thách thức phải đương đầu

2. Những thuận lợi, khó khăn

2.2.Những khó khăn, thách thức phải đương đầu

Xét về mặt tổng thể, sự tăng trưởng của công ty chỉ về mặt lượng , chưa có biến đổi về chất thực sự do phải đương đầu với những khó khăn:

Thứ nhất, Công ty chuên sản xuất các sản phẩm đo lường điện. Các sản

phẩm này đòi hỏi có độ chính xác rất cao, độ tin cậy, độ ổn định lâiu dài và độ an toàn lớn. Khách hàng luôn luôn kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và đòi hỏi ngày một cao theo các tiêu chuảan quốc tế. Sản phẩm của công ty luôn luôn phải cạnh tranh vcới các sản phẩm ngoại nhập bằng mọi con đường kể cả đường

nhập lậu. Các loại công tơ Trung Quốc, Thái Lan và một số doanh nghiệp Việt nam nhập liệu linh kiện và lắp ráp sản phẩm họ đã cạnh tranh mạnh mẽ.

Thứ hai, nhiều năm qua hoạt động tiếp thị quảng cáo thực hiện chưa hiệu

quả. Công ty chưa có các chiến thuật tiếp thị cho phù hợp hữu hiệu, chưa có đội ngũ cán bộ marketing giàu kinh nghiệm đảm nhiệm, tiêu thụ hàng hoá theo phương thức đấu thầu cạnh tranh, đặc biệt đấu thầu quốc tế còn gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ.

Thứ ba, công tác thiết kế tạo mẫu chưa hoàn hảo và đáp ứng kịp tiến độ để

đáp ứng nhu cầu thị trường . Mẫu mã và bao bì sản phẩm mang đặc tính quảng cáo chưa cao.

Thứ tư, để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế đòi

hỏi công ty phải sử dụng các chủng loại vật tư thích hợp mà chủ yếu nhập ngoại (60%) . Điều nay dẫn tới sự phụ thuộc khá lớn của giá thành sản phẩm và tỷ giá hối đoái và biến động của thị trường vật tư ngoại nhập . Trong thời gian này đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD tăng lên cao, từ đó đẩy giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao. Ví dụ,tôn Silic, kim loại màu giá cũng tăng. Giá thành sản phẩm tăng, giá bán sản phẩm đòi hỏi phải giảm thì mới có thể cạnh tranh. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn.

Thứ năm, thị trường thế giới các loại hàng cơ khí chế tạo nói chung, thiết

bị điện nói riêng đã bị chi phối bởi nhiều hãng lớn có tên tuổi, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp và phân phối ra thị trường quốc tế. Các công ty thiết bị điện ở các nước đang phát triển rất khó xâm nhập vào thị trường thế giới bằng chính nhãn hiệu cuả mình . Đa số đi theo con đường lắp ráp sản xuất các thiết bị chủ yếu dựa trên công nghệ nhập khẩu và mang tên của hãng nước ngoài. Công ty thiết bị đo điện đã chọn con đường đó và được sự hỗ trợ xuất khẩu của hãng LANDIS&GYR. Sự kéo dài đến hết năm1999 sau thời gian này công ty phải tự tìm bạn hàng để tiếp tục xuất khẩu .

Thứ sáu, tham gia AFTA sẽ tác động trực tiếp đến gía cả hàng hoá , cùng

Hiện nay hàng hoá của công ty phải chịu nhiều loại thuế khác nhau, nhiều chi phí không cần thiết khác đã góp phần làm đẩy giá lên. Do vậy giá cả hàng hoá của nước ta nói chung và của công ty nói riêng thường cao hơn rât nhiều so với giá cả hàng hoá các nước cùng loại. Như vậy ưu thế về gia sẽ thuộc về hàng hoá của các nước khác là thành viên ASEAN . Theo đó công ty sẽ mất một ưu thế cạnh tranh lớn.

Thứ bảy, khi tham gia AFTA các sản phẩm cùng chủng loại mà công ty

sản xuất được thì trong khu vực cũng có một số nhà sản xuất của Thái Lan. Sản phẩm của họ sẽ cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của công ty . Họ là những nhà sản xuất có khả năng tài chính, trình độ quản lý lợi thế hơn hẳn công ty . Trong thời gian hiện nay, ta thấy công tơ của Thái Lan bán với gía thấp hơn sản phẩm của công ty mặc dù chất lượng sản phẩm của họ không thua kém sản phẩm của công ty .

Thứ tám, hiện nay thị trường Việt nam có một số nhà sản xuất cùng chủng

loại với các sản phẩm của công ty tại Thành phố HCM, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang canh tranh quyêt liệt với công ty .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện (Trang 72 - 74)