Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện (Trang 32 - 36)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất

1. Qúa trình hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty

1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và thích ứng nhạy bén với thị trường. Thực tế đã chứng minh rằng bộ máy quản lý và sản xuất trongh doanh nghiệp quyết định lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý và các phân xưởng sản xuất phải có mối liên hệ thống nhất chặt chẽ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và biến động của thị trường. Bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 9 phòng ban và 6 phân xưởng. Giám đốc do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về kỹ thuật kinh doanh, tổ chức lao động ,là người thâu tóm một cách chung nhất mọi hoạt động của công ty, ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách hiệu quả nhất. ngoài ra còn có một phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh giúp việc cho Giám đốc, đi sâu phụ trách tiêu thụ, sản xuất. Nếu phòng ban phân xưởng nào có số CBCNV lớn thì có cả phó trưởng phòng, còn đa số không có chức vụ này. Ở công ty TBĐĐ chưa hạch toán riêng từ các phân xưởng.

Chức năng nhiệm vụ của từng phong ban:

-Phòng tổ chức:Có chức năng sắp xếp, bố trí lực lượng CBCNV phối hợp

ra hiệu quả. Phòng phải lập và quản lý hồ sơ lý lịch cá nhân CNV, thống kê nhân sự phụ trách khen thưởng kỷ luật CBCNV trong Công ty. Phòng còn tổ chức đào tạo nâng bậc cho CNV, hàng năm phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước cho CBCNV.

-Phòng Marketing:Có chức năng tổ chức hoạt động TTSP và lên kế hoạch

sản xuất bao gồm từ khâu tiếp cận thị trường, nắm các thông tin để kịp thời lên kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng (lên phương án sản phẩm và kế hoạch tiêu thụ) đến việc trực tiếp ký hợp đồng và thực hiện đồng với khách hàng cung cấp cho khách những thông tin cần thiết về sản phẩm, về giá cả,.. Hàng tháng, quý phối hợp với các phòng ban phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Phòng kỹ thuật:Có nhiệm vụ tổ chức và theo dõi thực hiện quy trình công

nghệ. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử sản phẩm mới để đề xuất các biện pháp kỹ thuật để giải quyết kịp thời khó khăn trong sản xuất, đưa ra các dự án mua sắm thiết bị mới. Theo dõi sáng kiến cải tiến và áp dụng trong sản xuất, thực hiện các chương trình tiến bộ kỹ thuật, phụ trách nâng cấp tay nghề công nhân. Hơn nữa phòng kỹ thuật cùng với KCS ttheo dõi việc thực hiện ISO9001

-Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Có nhiệm vụ cùng với các phòng tổ chức, phòng kỹ thuật khảo nghiệm các sản phẩm của Công ty về các tính năng kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và những vấn đề cần cải tiến, theo dõi thường trực về ISO9001, nghiên cứu các chế độ và phương pháp kiểm tra, các công đoạn sản xuất sản phẩm và kiểm tra xuất xưởng, kiểm tra việc thực hiện về bảo quản đóng gói và vận xuất.

-Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn ISO9001 và bán thành phẩm bằng việc nghiên cứu tìm hiểu nhà cung cấp, tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng về vật tư trong và ngoài nước.

-Phòng kế toánthống kê:Chịu trách nhiệm giám đốc về tài chính từ việc theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thái tiền tệ thông qua việc ghi chép mở sổ sách hoạch toán kế toán và thống kê tổng hợp,

phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan thuế vụ

-Phòng lao động tiền lương:Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quỹ lương được cấp trên phê duyệt, nghiên cứu và áp dụng thực hiện các biện pháp tổ chức lao động tiên tiến, bố trí sử dụng lao động lợp lý, kết hợp với các phòng tổ chức điều hoà nhân lực trong phân xưởng, theo dõi và kiểm tra trả lương hàng tháng đảm bảo công bằng, chính xác.

-Phòng bảo vệ nhân sự:Tiến hành giám sát, việc chấp hành nội quy, quy chế bảo vệ, ra vào công ty, tiến hành phòng cháy, cùng với phòng tổ chức công tác bảo về nội bộ.

-Phòng HCDSXDy tế:Tổ chức hiện công tác quản trị các công trình công cộng và tài sản ngoài sản xuất của công ty, bố trí nhà ở cho CBCNV theo chủ trương của hội đồng phân phối nhà và có biện pháp phù hợp trong việc sử dụng các công trình, quản lỳ kho hàng hành chính, phụ trách đài công nghệ phẩm sắp xếp khu vực để xe. Phục vụ ăn uống cho các phân xưởng làm công tác thông tin, lưu trữ công văn .. Hằng năm cung cấp cho phòng kế toán dự toán hành chính chi phí sửa chữa nhà xưởng, những tài liệu về kiểm kê đồ dùng văn phòng trong công ty. Ngoài ra, phòng này còn có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp môi trường toàn công ty.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TBĐĐ:

* Các phân xưởng: Công ty có 6 phân xưởng có mối liệ hệ mật thiết trong quá trình sản xuất tạo nên một dây chuyền sản xuất khép kín. Tuy nhiên giữa các phân xưởng có tính độc lập tương đối mang tính chất chuyên môn hoá.

- Phân xưởng cơ dụng: Có trách nhiệm theo dõi và sửa chữa toàn bộ tài sản cố định của Công ty, đồng sản xuất các khuôn mẫu gá lắp phục vụ sản xuất.

- Phân xưởng đột nhập: Có nhiệm vụ chế tạo các chi tiết phôi, các chi tiết này được chuyển sang phân xưởng cơ khí để tiếp tục gia công.

- Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ gia công cơ khí các chi tiết, các bộ phận sản phẩm được cấu tạo bằng một hoặc một số phương pháp công nghệ như phay, bào, điện, nguội để trở thành các chi tiết, bộ phận có chức năng tác dụng nhất định để lắp ráp thành phẩm.

- Phân xưởng ép nhựa: Có nhiệm vụ sản xuất những chi tiết nhựa, sản mạ sau đó chuyển sang phân xưởng lắp giáp.

Giám đốc Phó giám đốc Khách sạn Phòng kế hoạch Phòng vật tư Phòng kế toán Phòng QC Phòng tài vụ Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính Phòng bảo vệ 6 phân xưởng

- Phân xưởng lắp ráp 1: Lắp chi tiết thành cụm chi tiết sau đó lắp ráp thành thành phẩm cho những loại công tơ 1 pha.

- Phân xưởng lắp ráp 2: Lắp chi tiết thành cụm chi tiết sau đó lắp thành thành phẩm cho công tơ 3 pha, đồng hồ V- A, máy biến dòng và các sản phẩm còn lại:

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất:

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện (Trang 32 - 36)