Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Hà Nội (Trang 88 - 90)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý của các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hướng dẫn hoạt động của các NHTM, trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà nội, em xin đưa ra một số kiến nghị thuộc thẩm quyền của NHNN Việt Nam như sau:

2.1. Ban hành cơ chế cho vay riêng, phù hợp với các DNV&N

Từ thực trạng hoạt động của các DNV&N cũng như tiềm năng phát triển của các DN này ở Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện có rất nhiều chính sách, chỉ thị của Nhà nước ra đời nhằm hỗ trợ cho các DNV&N thì NHNN

cũng cần nghiên cứu, đưa ra một văn bản chỉ đạo về cơ chế cho vay riêng, phù hợp với loại hình DNV&N ở Việt Nam.

Cụ thể là điều chỉnh bổ sung, hoàn chỉnh những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế của hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích, tài sản của ngân hàng nhưng cũng đồng thời giải quyết những khó khăn tạo điều kiện cho khách hàng.

Thực tế hiện nay, các DNV&N thiếu vốn chầm trọng trong khi các NHTM lại không thể cho vay được, điều này gây khó khăn cho hoạt động SXKD của các DN, đồng thời cũng làm mất đi một lượng khách khá lớn của NH, làm mất đi cơ hội tăng thêm thu nhập, hạn chế sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Về vấn đề này, chỉ thị số 28/2001/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNV&N cũng đã nêu rõ; “NHNN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu cơ chế đơn giản hoá thủ tục cho vay đối với DN dân doanh, nhất là đối với DN sản xuất hàng xuất khẩu, để loại hình này tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng”.

Vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cho vay cơ bản nhưng NHNN nên đưa ra các điều kiện cho vay linh hoạt, uyển chuyển hơn trong việc cấp vốn tín dụng cho DNV&N, tạo điều kiện hơn cho các DNV&N ngoài quốc doanh vay được vốn của Ngân hàng, phục vụ sản xuất kinh doanh.

Các văn bản về cơ chế cho vay của NHNN nên có sự định hướng rõ ràng là việc cho vay phải dựa vào việc xem xét khả năng tài chính của DN, dựa vào phương án hiệu quả chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp.

2.2. Các quy định liên quan đến tài sản thế chấp

Một trong những khó khăn mà cả DNV&N và ngân hàng gặp phải khi thực hiện một khoản vay là vấn đề về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, NHNN nên mở rộng phạm vi dạnh mục tài sản mà DN có thể dùng thế chấp, cầm cố... giúp cho các DNV&N dùng tài

sản của mình làm bảo đảm, tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng nhiều hơn. Ngoài ra vấn đề định giá tài sản thế chấp cũng cần được quan tâm, chỉ đạo giải quyết sao cho giá trị tài sản được xác định một cách phù hợp, sát với thực tế thị trường. Tránh tình trạng định giá quá thấp hoặc quá cao gây ảnh hưởng đến các DN.

Đối với ngân hàng, khi khách hàng không trả được vốn vay thì việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của NH đang gặp nhiều khó khăn do NHNN chưa có quy định cụ thể. NHNN nên thành lập ra một trung tâm, tổ chức phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, có chuyên môn trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho các tài sản đó sẽ là nguồn thu nợ thứ hai chứ không phải là gánh nặng cho ngân hàng như hiện nay, giúp ngân hàng thu lại một phần vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh.

2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Để hỗ trợ cho các NHTM tong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể và trước tiên là chấn chỉnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng(CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy; giúp ngân hàng thẩm định tốt hơn khách hàng. Kết hợp với các TCTD, đảm bảo thông tin hai chiều giữa trung tâm và các TCTD.

Một phần của tài liệu Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Hà Nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w