Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TDNH

Một phần của tài liệu Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 30)

III. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N

1. Chất lượng tín dụng

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TDNH

Hiện nay ngân hàng đang áp dụng nhiều giải pháp cũng như biện pháp để đảm bảo chất lượng TD. Tổng thể được biểu hiện qua hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.

1.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính:

Được thể hiện thông qua các quy chế, chế độ, thể lệ TD...

- Cho vay tuân thủ 3 nguyên tắc: vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hoá tương đương; cho vay hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn; sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Cho vay phải tuân thủ các điều kiện như: lập hồ sơ cho vay, có phương án SXKD, có báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp hợp pháp... Kèm theo đó là việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ tương đồng lẫn nhau.

1.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng:

Nhầm phân tán rủi ro, đảm bảo các thông số chuẩn đánh giá chất lượng TD. - Xét về khả năng sinh lãi cho ngân hàng: gồm có các chỉ tiêu như vòng quay vốn, lợi nhuận, lãi treo.

+ Vòng quay vốn: là chỉ tiêu dánh giá tần suất sử dụng vốn (hiệu quả sử dụng vốn) của ngân hàng trong một thời kỳ.

Nếu vòng quay vốn càng lớn thì ngân hàng sẽ có một số tiền càng lớn. do vậy, lãi thu được từ vốn vay cao hơn tức là đồng vốn sử dụng cói hiệu quả hơn và ngược lại. Với một lượng vốn nhất định nhưng do vòng quay vốn TD nhanh nên ngân hàng đủ đáp ứng được nhu cầu cho các DN. Mặt khác, ngân hàng có nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho các DN khác thực hiện SXKD.

+ Chỉ tiêu về lợi nhuận (chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản): Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung. Nó đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý.

Đây là lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay đối với DNV&N. Trong kinh doanh TD phải thực hiện được lãi suất dương, có nghĩa lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với các chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngân hàng có thể tuỳ thời gian điều kiện kinh doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, nhằm mở rộng đầu tư TD thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do TD đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà thu được cả lãi, đảm bảo được an toàn đồng vốn cho vay. Bằng việc so sánh các chỉ tiêu này giữa các ngân hàng cùng cấp ta có thể đánh giá xếp loại chất lượng TD của các ngân hàng.

+ Lãi treo: Đây là thuật ngữ chỉ số tiền lẽ ra là nguồn thu cho ngân hàng nhưng thực tế DN chưa trả, nó phản ánh mặt trái của chất lượng TD. Số lượng và tốc độ tăng của lãi treo là một trong những dấu hiệu tiềm ẩn sự giảm sút chất lượng TDNH.

- Xét về khả năng thu hồi và tổn thất ta có các chỉ tiêu như: hệ số nợ qúa hạn, tỷ lệ vốn có khả năng tổn thất, tỷ trọng dư nợ TD...

+ Hệ số nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng nó cho biết chất lượng TD cũng như khả năng tìm kiếm của ngân hàng.

Hệ số dư nợ quỏ hạn = *100

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình trạng khó đòi, nợ quá hạn để có các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tỷ trọng này quá cao thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của .ngân hàng

+ Tỷ lệ vốn có khả năng tổn thất:

CT: Tỷ lệ cho vay có khả năng tổn thất = *100 Tỷ lệ này phản ánh vốn có nguy cơ bị mất.

+ Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô TD cũng như cơ cấu vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, chất lượng TD còn được thể hiện qua các chỉ tiêu: Khả năng thu hút vốn của ngân hàng, mức độ an toàn TD (>=8%).

Về phía khách hàng (DN) nhận đồng vốn của ngân hàng: Người ta đánh giá hiệu quả cho vay thông qua: Việc DN giải quyết việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, mức độ phát triển, mức độ cạnh tranh, khả năng mở rộng DN, mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh... khi DN chưa nhận được vốn tài trợ của ngân hàng.

Về mặt xã hội: Người ta có thế đánh giá hiệu quả của công tắc cho vay thông qua các chỉ tiêu sau (thông qua các đơn vị tiếp nhận vốn của ngân hàng

tác động tới nền kinh tế): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Sự gia tăng số hộ giàu, giảm số hộ nghèo; Góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; Sự đóng góp chung vào quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước; giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn...

Một phần của tài liệu Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w