0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 36 -40 )

III. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N

2. Nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng TD đối với DNV&N

2.3. Những nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế

Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động tín dụng phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định. Một nền kinh tế phát triển ổn định, sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm phát hoặc giảm phát...

Môi trường kinh tế có thể chi phối đến hoạt động SXKD của tất cả các thành phần kinh tế. Ngay cả bản thân ngân hàng trong quá trình kinh doanh

tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giá trị đồng tiền... cũng sẽ dẫn đến kinh doanh thua lỗ và sụp đổ. Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền, sự sút giảm của tiền tệ chính là hao mòn của đồng tiền. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng là một lượng tiền cho vay thì sau một thời gian nhất định sẽ thu về một lượng tiền lớn hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa lượng giá trị mà ngân hàng thu về với lượng giá trị mà ngân hàng cấp ra lúc trước mới chỉ phản ánh sự lớn lên về mặt lượng, còn giá trị thực sự có tăng lên hay không lại phụ thuộc vào sự biến động của giá trị đồng tiền trong thời gian cấp tín dụng. Sự gia tăng giá trị nàythực sự tăng lên khi đồng tiền ổn định và tăng lên. Ngược lại, sự phát triển trên chỉ là danh nghĩa nếu sức mua của đồng tiền tại thời điểm cấp tín dụng lớn hơn nhiều so với sức mua của đồng tiền tại thời điểm hoàn trả thì sẽ gây tổn thất cho ngân hàng.

Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, chu kỳ KT có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong thời kỳ nền KT thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm và nếu vốn TD đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh SXKD được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó chất lượng TD được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của các khoản vốn TDNH.

Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ở mỗi ngành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

* Môi trường Xã hội- Chính trị

Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì

sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động TD. Thật vậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xẩy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

* Môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng TD nói riêng.

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ một nền kinh tế nào. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng TD.

Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các DN cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được

hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.

* Các nhân tố khác:

Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách quan khác như: Thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch..., và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU- CHI

NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 36 -40 )

×