Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (Trang 67 - 70)

- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

2.3.2. Những tác động tiêu cực

- Ngoài những lợi ích rõ ràng mang lại cho các n−ớc thành viên, quá trình hội nhập khu vực cũng làm nảy sinh một số rủi ro. Một trong những mâu thuẫn/nghịch lý chính của các Hiệp định th−ơng mại tự do là, mặc dù tạo điều kiện tăng c−ờng trao đổi th−ơng mại giữa các n−ớc tham gia, các thỏa thuận này có thể dẫn đến tình trạng chệch h−ớng th−ơng mại, đẩy việc trao đổi th−ơng mại xa rời những nhà cung cấp hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Anyarath K về tác động của FTA tới các n−ớc thành

viên đã nêu trên, tác động làm chệch h−ớng th−ơng mại của AKFTA nh− sau:

Xuất khẩu (%) Nhập khẩu (%)

Sang các n−ớc thành viên Các n−ớc khác Từ các n−ớc thành viên Các n−ớc khác ASEAN 20,90 -6,38 24,72 -10,11 Hàn Quốc 7,88 -4,69 4,07 -0,35

Nguồn: Anyarath K, 2008, Quantitative impact of Alternative East Asia Free Trade Areas: A CGE Assessment.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, do tác động chệch h−ớng th−ơng mại, mặc

dù điều kiện th−ơng mại3 của ASEAN và Hàn Quốc đều đ−ợc cải thiện từ AKFTA

(tăng t−ơng ứng 0,25% và 0,42 % so với không có AKFTA) nh−ng tác động của

AKFTA tới điều kiện th−ơng mại của các n−ớc thành viên rất khác nhau, trong đó điều kiện th−ơng mại của Indonesia, Philippin và Singapo tăng t−ơng ứng 0,46%,

0,25% và 0,81% trong khi điều kiện th−ơng mại của Việt Nam lại giảm 1,42% và

của các n−ớc ASEAN khác giảm 1%.

- Khi tham gia ký kết AKFTA, Việt Nam và các n−ớc đối tác phải cùng nhau thực hiện cam kết giảm thuế đối với những hàng hoá nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi đó, cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào các n−ớc thành viên của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn do đ−ợc h−ởng các −u đãi th−ơng mại, dẫn đến chi phí

đầu vào thấp hơn so với những n−ớc khác không phải là thành viên của AKFTA.

Tuy nhiên, một tác động ng−ợc lại của AKFTA là làm tăng nguy cơ nhập siêu do

Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến cho hàng hoá trong n−ớc phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hoá nhập khẩu từ các n−ớc thành viên trong AKFTA đ−ợc h−ởng mức thuế quan −u đãi thấp.

- Mong muốn tăng c−ờng tham gia của các n−ớc đang phát triển vào th−ơng mại quốc tế đã dẫn tới những ngoại lệ trong việc áp dụng nguyên tắc không phân

biệt đối xử của WTO. Các quy định cho phép các n−ớc đang phát triến thành lập

khu vực th−ơng mại tự do theo một điều kiện duy nhất là các thỏa thuận này “phải nhằm mục đích thuận lợi hóa và thúc đẩy th−ơng mại của các n−ớc đang phát triển và không làm tăng các rào cản th−ơng mại hoặc gây khó khăn cho th−ơng mại của bất kỳ n−ớc nào khác”. Trên cơ sở pháp lý đó, việc Việt Nam tham gia các Hiệp

định th−ơng mại khu vực không vi phạm các quy tắc của WTO, đồng thời WTO

cũng không coi đó là mối đe dọa hoặc cạnh tranh với các cuộc đàm phán trong WTO.

3

Terms of trade, đo bằng quan hệ giữa giá t−ơng đối của xuất khẩu và nhập khẩu. Một n−ớc có điều kiện th−ơng mại d−ơng có nghĩa là giá xuất khẩu tăng t−ơng đối so với giá nhập khẩu, n−ớc đó sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn nhập khẩu giá rẻ hơn và có điều kiện cải thiện phúc lợi.

- Việc tham gia nhiều hiệp định khác nhau sẽ dẫn tới việc tăng gánh nặng về thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm nguồn lực và làm tăng gánh nặng/chi phí giao dịch.

Một vấn đề chính nảy sinh từ những khu vực th−ơng mại tự do là cần đảm

bảo hàng hóa xuất khẩu từ khu vực này đ−ợc sản xuất bởi một hoặc nhiều n−ớc

thành viên chứ không phải đ−ợc sản xuất và nhập khẩu từ một n−ớc thứ 3 rồi kê khống rằng đ−ợc sản xuất trong khu vực. Để đề phòng tr−ờng hợp này, quy tắc về xuất xứ đã đ−ợc xây dựng, trong đó yêu cầu cụ thể hàm l−ợng giá trị đ−ợc sản xuất/cung cấp bởi một Thành viên. Đối với AFTA, yêu cầu là ít nhất 40% hàm l−ợng giá trị phải đ−ợc sản xuất/cung cấp trong khối. Yêu cầu và thủ tục hành chính liên quan đến quy tắc về xuất xứ khác nhau tùy thuộc vào từng Hiệp định/thỏa thuận, và chính những quy tắc về xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này gây tác động đối với việc thực thi −u đãi cho các thành viên trong khối.

- Một vấn đề có thể nảy sinh trong việc thực hiện các Hiệp định th−ơng mại tự do là khả năng mâu thuẫn về chính sách. Trong FTA, một Thành viên có thể áp đặt thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu vì bất kỳ một lý do nào đó, mặc dù việc này có thể dẫn tới hành động trả đũa của những thành viên bị ảnh h−ởng trong khi theo WTO, các thành viên phải tuân thủ cam kết về mức thuế ràng buộc và

không đ−ợc phép nâng mức thuế này cao hơn mức đã cam kết. Khi mức thuế áp

dụng thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc, một thành viên có thể nâng mức thuế này lên đáng kể (tiến tới mức ràng buộc) và tạo nên sự không chắc chắn (khả năng tiên đoán tr−ớc) trong chính sách th−ơng mại. Đây là vấn đề có thể xảy ra với việc thực hiện AKFTA do hiện Hàn Quốc và một số thành viên trong ASEAN- 6 có mức chênh lệch giữa mức thuế MFN và mức thuế ràng buộc khá lớn, đồng thời có nhiều dòng thuế không có cam kết.

Chơng 3

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)