III. Một số biện pháp và kiến nghị trong công tác quản lý chất lượng tại công trình xây dựng của Chi Nhánh
1. Một số phương hướng phát triển và quản lý chất lượng công trình của công ty trong giai đoạn 2006-
1.2.1. Vận dụng hê thống ISO 9000 hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình
nhánh
1.2.1. Vận dụng hê thống ISO 9000 hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình lượng công trình
Hiện tại công ty đang áp dụng hê thông chất lượng ISO 9000 tuy nhiên hiệu qua đem lại từ hệ thống là chưa cao. Chưa thực sự áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO để vận
lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, quản lý theo quá trình, quản lý theo hệ thống, quan hệ các bên cùng có lợi, ra quyết định dựa trên sự kiện. Để đưa ISO vào thực tiễn công trình thì cần hiểu rõ các nguyên tắc trong quản lý chất lượng.
1.2.1.1 Thực hiện tốt vai trò của lãnh đạo
Nguồn lao động trực tiếp trong công ty là luôn biến động theo mùa vụ. Những người lãnh đạo trong công ty là những người luôn nắm bắt, và hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Thông qua sự lãnh đạo và các hành động, lãnh đạo cao nhất tạo ra mội trường để huy động mọi người tham gia và để hoạt đông của hệ thống có hiệu lực. Lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng làm cơ sở cho vai trò của họ, đó là:
-Thiết lập và duy trì chính sách và mục tiêu chất lượng của tổ chức;
-Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ tổ chức để nâng cao nhận thức, động viên và huy động tham gia;
-Đảm bảo toàn bộ tổ chức hướng theo yêu cầu của khách hang;
-Đảm bảo các quá trình thích hợp được thực hiện để tạo ra khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hang và các bên quan tâm và đạt được mục tiêu chất lượng.
-Đảm bao thiết lập thực thi chất lượng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả để đạt được các mục tiêu chất lượng đó.
-Đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết;
-Quyết đinh các hành động đối với chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng -Quyết định các hành động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Như vây, vai trò của lãnh đạo thực hiện quản lý chất lượng là rất quan trọng là cầu nối của toàn bộ các hoạt động trong công ty với hoạt đọng chất lượng. Tuy nhiên để đảm bảo thực
hiện tốt vai trò của lãnh đạo cần quan tâm đến những nguyên tắc quản lý khác trong hoạt động ISO.
1.2.1.2 Định hướng khách hang
Khách hang luôn được hiểu là những người tiêu dung các sản phẩm của công ty sản xuất ra. Chìa khoá thành công của doanh nghiệp nằm hết trong tay khách hang. Chúng ta cũng không còn xa lạ gì với quy luật 80/20 có nghĩa là 80% lợi nhuận của doanh nghiệp được tao ra do 20% khach hang thường xuyên tạo ra. Tức là tăng doanh số bán của doanh nghiệp là tăng doanh số bán cho nhóm khách hàng này là cách làm dễ dàng và ít tốn kém nhất để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. Như vậy vai trò của khách hàng là rất quan trọng nhất của công ty. Trong quản lý chất lượng thì nguyên tắc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng số 1. Do đó việc hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn đạt hiệu quả trong việc định hướng khách hàng thì mọi hoạt động của doanh nghiệp cần gắn với nhu cầu của khách hàng. Phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ. Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào từ khâu khảo sát, lập dự án, thiết kế cho đến thi công đều luôn phải quan tâm đến khách hàng cụ thể nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, có bám sát nhu cầu khách hàng để xây dựng công trình thì mới đạt được chất lượng công trình. Hiện nay các công ty xây dựng chỉ chú trọng vào khâu thi công công trình mà sau đó không quan tâm đến khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Đối với công tác xây lắp thì điều khách hàng quan tâm là thời gian hoàn thành dự án đúng theo yêu cầu của khách hàng là một trong những cách có thể thu hút các hợp đồng nhanh chóng cho công ty.
Vì thế khi công trình đã đưa vào sử dụng thì công ty cần xây dựng chương trình chăm sóc và lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng lien quan đến khách hàng từ đó sẽ nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết hiệu quả của việc quản lý chất lượng trong việc xây dựng nền kinh tế Nhật. Trong công cuộc phục hồi nền kinh tế nước Nhật đã có hướng đi đúng là sử dụng chất lượng vào các hoạt động. “ chất lượng là thứ cho không” việc sử dụng chất lượng cào hoạt đông kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao, không ngừng nâng cao uy tín cho doanh nghiệp coi trọng chất lượng. Đặc điểm của các công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài và sử dụng lâu năm, lien quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội, an ninh đất nước. Công trinh xây dựng gắn với 3 hoạt động là tiến độ, giá thành, chất lượng. Đây là 3 yếu tố bao phủ toàn bộ đến chất lượng của một công trình. Muốn có chất lượng thì phải làm đúng ngay từ đầu. Để thực hiện nguyên tắc này thì cần có những yêu cầu sau:
-Trong khâu nghiên cứu thị trường: Ngành xây dựng là ngành ít có sự thay đổi về sản phẩm chủ yếu thay đổi trong mẫu mã cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế làm tốt khâu này sẽ tốt hơn khi công trình được bàn giao đến tay người tiêu dùng.
-Có kế hoạch rõ rang trong việc cung ứng nguyên vật liệu. Để đem lại hiệu quả thì cần quan hệ ổn đinh với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu từ đó thuận tiện hơn trong công tác giảm chi phí cũng như rủi ro trong việc tăng giá cả của thị trường. Trong vấn đề nguyên vật liệu cũng tìm những giải pháp làm giảm chi phí bằng cách tự cung, tự cấp. Cũng có thể tham gia cùng các viện nghiên cứu tìm ra những nguyên vật liệu tốt để nâng cao chất lượng và hạ giá thành.
-Về phía công nghệ: là nhân tố quan trọng trong qua trình thi công cũng như là yếu tố quan trọng trong việc đo lường chất lượng đạt được của công trình xây dựng. Việc đổi mới công nghệ là rất cần thiết cho hoạt đông nâng cao chất lượng công trình của công ty. Tuy nhiên đổi mới công nghệ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp vì thế không phải mua mới công nghệ là được. Ma cần phải tính toán sao cho phù hợp với nguồn lực của công ty để tránh lãng phí. Đề ra các chính sách thi đua nâng cao tay nghề cho nhân viên.
-Giai đoan thiết kế cần chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu khách hàng. Tức là cân có sự tham khảo với bộ phận khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi đưa vào thiết kế. Phải đảm bảo bản thiết kế vừa phù hợp vời nhu cầu của khách hàng và phù hợp với những tiêu chuẩn hiện hành tạo thuận lợi cho quá trình thi công đạt tiến độ mong muốn. -Khâu thi công lắp ráp: đây là một khâu kết hợp yếu tố vật chất và yếu tố kỹ thuật kết hợp với tay nghề của người lao động. Xung quanh đó là quá trình cung ưng vật tư quá trình hướng dẫn giám sát của cán bộ kỹ thuật hiện trường. Đây là phần đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình và phải có sự giám sát của các bộ phận kiểm định chất lượng. Nếu quy trình trước không đạt thì quy trình sau không được thực hiện. Tức là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công nếu như mà không làm đúng ngay từ đầu. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật hiện trường là rất quan trọng từ việc tiếp nhận vật tư đến việc bố trí nhân lực sao cho hợp lý đều rất quan trọng. Đồng thời với quá trình thi công như vậy thì phải có nhật ký thi công công trình của mỗi hạng mục, chi tiết thi công để kiểm tra, nghiệm thu.
-Khâu nghiệm thu và bàn giao công trình: Giai đoạn này là giai đoạn mà công ty nên hướng dẫn sử dụng và vân hành thử công trình cho người sử dụng. Trước khi bàn giao cần kiểm tra chắc chắn về chất lượng công trình. Trong giai đoạn này cũng cần chú ý đến việc bảo hành cho công trình khi công trình đưa vào sử dụng. Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng; Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng; Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình ( theo quy định của nhà nước) Điều này khiến cho khách hang có thể tin tưởng khi sử dụng công trình. Lưu ý trong quá trình bảo trì cần theo những quy định của nhà nước về quản lý chất
1.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.
Công tác giám sát là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tượng để từ đó dựa vào chính sách những quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật làm tiêu chuẩn mục đích đánh giá. Công tác giám sát phải thực hiện triệt để từ ngay khâu chuẩn bị đến khâu đưa công trình vào sử dụng. Người tham gia hoạt động giám sát phải am hiểu những vấn đề lien quan đến các quá trình thực hiện. Để thực hiện tốt công việc giám sát thì cần tuân thủ các hoạt động sau:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công (Gồm các điều kiện: Có mặt bằng xây dựng; Có giấy
phép xây dựng; Có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; Có hợp đồng xây dựng; Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình; Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng).
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng xây dựng (Bao gồm: Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu thi
công xây dựng công trình đưa vào công trình; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu).
+ Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình (Bao gồm:
Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được các cơ quan nhà nước có them quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình).
+Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình (Bao gồm: Kiểm tra
thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải ghi vào nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra; Xác nhận bản vẽ hoàn công; Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng; Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; Phát hiện những sai sót, bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh hoặc yêu cầu thiết kế điều chỉnh; Tổ chức kiểm định lại chất lượng công trình nếu có ghi ngờ về chất lượng; Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát trình trong quá trình thi công.
Có làm tốt công tác giám sát thì các công việc sau đó mới làm tốt, giảm chi phí quản lý, đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình.
1.2.1.4 Sử dụng phương pháp thống kê trong kiểm soát chất lượng
Hiện tại có 7 công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sẽ thu được hiệu quả hơn trong quá trình xây dựng. Thông qua kiểm soát thông qua sẽ đánh giá đúng các nguồn lực để từ đó có những chính sách phù hợp cũng như thông qua các công cụ thống kê sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ được các khâu trong quá trình xây dựng từ đó có những biện pháp cắt giảm những khâu không cần thiết ví dụ thông qua công cu Pareto ta có thể kiểm soát được quá trình.
1.2.1.5 Sử dụng chi phí và tiết kiệm trong quản lý chất lượng
Đây là khái niệm mới trong ngành này tuy nhiên việc sử dụng chi phí chất lượng là một trong những phương pháp giúp giảm chi phí một cách hiệu quả.
Theo các chuyên gia thì chi phí quản lý chất lượng là tất cả những gì để đạt được mức chất lượng nhất định. Tính trung bình (8-15%) tổng giá thành xây dựng, bao gôm:
Hình 1: Chi phí chung của quản lý
Chi phí phòng ngừa : Là các chi phí có lien quan đến sự tạo ra chất lượng hơn cả dự đoán trước và phòng ngừa hư hỏng. Gồm : Lập kế hoạch, hoàn thiện và duy trì hệ quản lý chất lượng, các đo đạc hoặc kiểm tra dự phòng trong hệ thống. Các chương trình huấn luyện đào tạo.
Chi phí đánh giá: Là xác nhận, thanh tra, kiểm tra công việc các giai đoạn khác nhau của dự án, Gồm: Đánh giá thiết kê, Thử mẫu hoặc đại diện, Thanh tra trong và ngoài.
Chi phí hư hỏng và không đạt: Là các chi phí do gặp phải các sai sót trong thiết kế và xây dựng. Có thể phân loại làm:
- Chi phí cho các hư hỏng tự phát hiện được trước khi giao hàng cho khách hàng. Gồm thay đổi thiết kế, phát hiện khuyết điểm, làm lại, sửa chữa, điều tra và đi thử lại.
-Chi phí cho các hư hỏng phải khắc phục sau khi giao cho khách hàng.
-Chi phí do mất thời cơ, đó là sự mất thu nhập do bị mất dần cơ sở khách hàng. Sự hư hỏng làm không kiếm them được khách hàng mới hoặc thậm chí bị mất đơn đặt hàng của các khách hàng thường xuyên.
Lợi ích của quản lý chất lượng mang lại là ở chỗ tăng chi phí phòng ngừa, nhờ vậy giảm chi phí do hư hỏng hoặc không đạt. Nghiên cứu các dự án xây dựng nhiều chuyên gia nhận thấy rằng đầu tư cho chi phí phòng ngừa tăng 1% thì chi phí cho sự khắc phục hư hỏng hoặc không đạt giảm từ 10% xuống còn 2%.
???????????????????????? hình vẽ
Như vậy việc tiết kiêm chi phí từ quản lý chất lượng là một trong những phương pháp hay về quản lý chất lượng. Tuy nhiên việc tính toán chi phí cần có sự tính toán hợp lý từ các chuyên gia. Khi công ty muốn áp dụng cần có tư vấn về chất lượng tham gia.