II. Thực trạng về quản lý chất lượng công trình tại chi nhánh Miền Trung thuộc Tổng công ty xây dựng Thành An
2. Tình hình quản lý chất lượng tại công trình xây dựng của chi nhánh
2.1.2. Quản lý chất lượng tại một số công trình xây dựng.
Là công ty thành viên của công ty xây dưng Thành An vì thế yêu cầu đầu tiên đảm bảo quản lý chất lượng là phải tuân theo quy chế quản lý cấp đội, công trường của Tổng công ty về công tác quản lý chất lượng công trình xây lắp. Hầu hết các công trình xây dựng đều thực hiện theo một quy trình nhất định từ khâu khảo sát đến khâu thiết kế thi công công trình. Như phần trình bày lý thuyết thì quản lý chất lượng là một quy trình theo đó quản lý chất lượng công trình cũng phải tuân thủ nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.
Như vậy, để đánh giá hoạt động tại một số công trình xây dựng ta căn cứ vào quy trình trên để đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ trực quan hơn. Sử dụng cách tiếp cận theo quá trình là cách tiếp cận hiệu quả cho sản phẩm đặc trưng là công trình xây dựng. Moi quá trình đều bắt đầu bằng đầu vào và kết thúc bằng đâu ra. Hầu hết các sản phẩm của chi nhánh hiện nay đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Một công trình xây dựng thì ý nghĩa của việc cung cấp đầu vào là rất quan trọng.
i. Trước hết ta xem xét việc quản lý chất lượng khâu khảo sát
Khâu khảo sát là khâu quan trọng tạo nền tảng cho khâu thiết kế được thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng công trình. Trong công cuộc khảo sát này công ty đã cử người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng, kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trinh dự đinh xây dựng. Từ đó có những kế hoạch nhất định cho các quá trình sau này cho đội xây dựng. Sau khi đã có những kết quả nhất định sẽ lập hồ sơ theo mẫu quy định từ đó quá trình thi công sau này
chỉ cần dựa vào kết quả khảo sat để thực hiện những hạng mục cần thiết. Khi đó khi công trình có sự cố lien quan đến khâu thiết kế thì khi đó sẽ dễ dàng xử lý mà không gây tốn thời gian.
ii/ Tiếp theo là quản lý chất lượng khâu thiết kế
Khâu thiết kế là khâu quan trọng tạo nên chất lượng của một công trình. Đây là khâu phức tạp đòi hỏi phải có sự tính toán cũng như tuân theo một quy trình nhất định theo tiêu chuấn của ngành. Khi tham gia tiếp thị đấu thầu làm tốt công tác này giúp rất nhiều cho công việc tạo ảnh hưởng của công ty. Hiện nay, công ty tuân theo quy trình về giám sat thiết kế từ phía tổng công ty đưa xuống( theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000). Nội dung thiết kế như sau:
-Thiết kể chi tiết và bản vẽ thi công
-Thiết kế các công tác đặc biệt, công nghê đặc thù -Thiết kế kết cấu
-Thiết kế giải pháp thi công -Các đề nghị sửa đổi
-Lập kế hoạch chất lượng thiết kế: Do người chủ trì thiết kế làm có tham khảo ý kiến giám đốc, hoặc người chịu trách nhiệm thiết kế từ phía Tổng công ty. Kế hoạch đảm bảo chất lượng thiết kế bao gồm:
+ Chấp nhận các yêu câu nhiệm vụ thiết kế + Tổ chức đội hình thiết kế
+Cộng tác với bên ngoài như đại diện khách hang, chuyên gia tư vấn, thầu phụ các khâu đặc biệt.
Lập KH thiết kế
Đầu vào của TK
Đầu ra của TK
Kiểm tra TK
+ Các quy định và những người phải ký vào đồ án
+ Xem xét nội bộ phần quan tâm nhất trong các giai đoạn.
+ Chấp nhận của khách hang những nội dung quan trọng thiết kế, mức độ vật tư và các đặc trưng kỹ thuật.
+Tiến độ các giai đoạn xây dựng chính
+Về tài chính, công nghệ, thong qua hội đồng và phê duyệt
Nói chung, công ty cử ra một người làm thành một bản kế hoạch kiểm tra thiết kế. Theo mẫu như sau:
Giai đoạn/chi tiết Ngày dự kiến/ Ngày
thực hiện
Chữ ký Ghi chú
Chuẩn bị
Nắm bắt các yêu cầu, nhiệm vụ TK Sắp xếp chỉ đạo
Kế hoạch tài chính
Chấp nhận các thủ tục liên quan với bên đặt hàng, tư vấn, nội bộ
Thoả thuận tóm tăt ban đầu Thảo luận nội bộ
Chuẩn bị kế hoạch chất lượng Xác đinh tư vấn
Phác thảo tiến trình Điều tra hiện trường Lấy ý kiến tư vấn
Báo cào nghiên cứu khả thi
Tiếp nhận phản hội của bên đặt hàng
Đề xuất các kiến nghị
Đưa ra báo cáo, sơ đồ Xem xét chung trong nội bộ
Thiết kế sơ bộ
Hỏi ý kiến an toàn phòng cháy Hỏi ý kiến về thoả thuận khác Xem xét thiết kế
Nhận phản hồi của bên đặt hàng Danh mục kiểm tra
Báo cáo sơ đồ thiết kế
Thiết kế chi tiết
Thực hiện thiết kế chi tiết Xem xét thiết kế trong nội bộ Chấp nhận cuối cùng bên đặt hàng
Sản phẩm
Các bản vẽ
Danh mục kiểm tra Tiến độ
Bản vẽ từ các bên phối hợp Các yêu cầu kỹ thuật -Đầu vào thiết kế: Bao gồm
+Các yêu cầu chi tiết của khách hang + Các thong tin hiện trường
+ Tư liệu và dịch vụ đáp ựng được từ khách hang( nếu có)
+Các chỉ tiêu kỹ thuật, các quy chuẩn vận dụng từ thực tế hoặc tiêu chuẩn sử dụng +Các kết quả khảo sát điều tra
+Luật và quy chuẩn vận dụng
+Đảm bảo an toàn, sức khoẻ và môi trường.
Trong các trường hợp thiết kế chi tiết hoặc các công việc đặc thù thì còn có thể bao gồm: +Các bản vẽ và thông tin do các kiến trúc sư và kỹ sư cung cấp
+Các chỉ tiêu kỹ thuật và các yêu cầu thực hiện
+Các chi tiết và các báo cáo kỹ thuật về các tư liệu do tư vấn đưa ra -Đầu vào của thiết kế:
Đội hình thiết kế trước tiên phải thống nhất mẫu của đầu ra thiết kế. Đầu ra thiết kế bao gồm:
+Các bản vẽ và các chi tiết +Các chi tiết kỹ thuật và tính toán +Các đặc trưng kỹ thuật
+Các mô hìn
+Các báo cáo kỹ thuật
+Các bản vẽ chế tạo cho các công tác đặc biệ
+Bảng liệt kê các bản vẽ và các văn bản giao cho thi công -Kiểm tra thiết kế
+ Nắm được và đáp ứng các yêu cầu khách hang +Hiệu quả của thiết kế
+Tính khả thi
+Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định
+Lựa chọn hay sản xuất vật tư, cấu kiện thích hợp +Giá thành
+Lựa chọn các giải pháp công nghệ
-Thay đổi thiết kế: Ai thay đổi , ai chấp nhận sự thay đổi đó? Hiẹu quả sự thay đổi là gì? Nói chung không ảnh hưởng đến chất lượng, thời hạn, giá thành dự án. Các văn bản cần thiết của sự thay đổi này.
Trong quá trình thực hiện các khâu thiết kế trên tuỳ vào loại công trình mà công ty có những thay đổi nhất định trong khâu thiết kế. Đây chỉ là nền tảng để công ty áp dụng cho quá trình kiểm soát hoạt động thiết kế cho hiệu quả. Trong một số công trình công ty có thể đơn giản hoá nó đi phù hợp với công trình, giảm được chi phí mà vẫn đảm về chất lượng công trình. -Phê duyệt,in ấn hồ sơ: Sau khi kiểm tra xong không còn thấy sai sót, chủ trì, người vẽ, Cán bộ quản lý công trình ký nhận vào khung tên của mình, hồ sơ được trình lên Giám đốc xí nghiệp xem xét lần cuối và ký phê duyệt. Ngoài ra, tất cả các tài liệu trong công ty đều được người có trách nhiệm cao nhất Công ty ( Giám đốc hoặc phó giám đốc) phê chuẩn ký tên trước khi ban hành. San phẩm sau khi đã phê duyệt được giao cho bộ phận kế hoạch lưu giữ theo cặp File ghi tên công trình đó.
Sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp là các công trình xây dựng như xây dựng đường bô, cầu đường bộ, cầu cảng các loại nhỏ…Vì thế việc mua sắm vật tư nhiều chủng loại, kích cỡ, chất lượng phù hợp tạo ra những quy định kiểm soát khác nhau. Vật tư sử dụng chủ yếu: cát đen, cát vàng, đá, xi măng, sắt tròn, sắt hình, dây điẹn, ống nước, sơn, kính… Năm 2007 và 2008 là những năm có những biến động lớn trong nền kinh tế Việt Nam về giá cả. Đặc biệt giá cả trong ngành vật liệu xây dựng tăng đáng kể cũng ảnh hưởng rất lớn đến các công trình của công ty. Một số công trình đã đưa vào xây dựng từ trước khi có biến động giá sau đợt tăng giá khiến cho số vốn bỏ ra nhiều hơn dẫn đén tiến độ thi công công trình bị chậm trễ do thiếu vốn. Như vậy, quản lý tốt khâu nguyên vật liệu sẽ giúp cho chi nhánh không bị động với kế hoạch thi công cũng như làm giảm tối đa chi phí. Tuy nhiên năm vừa qua là năm hoạt động thành công của chi nhánh do chi nhánh hoạt động uy tín với bạn hang cung ứng vật tư nên không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công công trình của chi nhánh. Vấn là một năm hoạt động hiệu quả của chi nhánh. Từ việc theo dõi tiến độ thi công trong khâu thiết kế thì quá trình cung cấp vật tư cũng cần được thiết kế sao cho dự trữ cần thiết để khi công trình cần thì có ngay. Đối với từng loại công trình thì công ty có những kế hoạch vụ thể cho vật tư.
Đối với công trình nhỏ do đặc điểm thời gian ngăn hạn, ít chịu sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, nếu không dự toán phù hợp dễ dẫn đến việc dư thưa nguyên vật liệu. Tính toán kỹ số lần cung cấp phù hợp với yêu cầu sao cho đúng tiến độ yêu cầu
Đối với các công trình lớn thì thời gian thực hiện kéo dài, khi đó chịu nhiều sự rủi ro từ phía thị trường là cao. Vì thế khi tính toán kế hoạch cần tính toán đến những biến động này. Công trình nào khi thi công đều được dự toán một cách cẩn thận để tính toán tiến độ thực hiện, các công việc củ đều có bản định mức sử dụng vật tư tại hiện trường để cán bộ kỹ thuật ghi phiếu cấp phát cho các tổ sản xuât và theo dõi việc thực hiện của họ. Các công trường đều rất quan tâm đến việc tiết kiệm vật tư, tránh lãng phí. Do hoạt động của công ty còn nhỏ nhân lực chưa lớn nên việc lập kế hoạch vật tư chủ yếu cho phong kế hoạch thực hiện nên cũng tồn tại nhiều thiếu sót.
iv/ Quản lý máy móc, thiết bị thi công
Công nghệ là một phần rất quan trọng trong quá trình thi công, quyết định rất lớn đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Nhận rõ được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, công tác quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị nâng cao chất lượng công trình. Nội dung của công tác quản lý như sau:
Các loại tài sản gồm TSCĐ – TSLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đời sống, sinh hoạt và làm việc hình thành từ các nguồn: Do Tổng công ty cấp, chi nhánh mua, Đội tự mua sắm, việc mua sắm tài sản từ mọi nguồn vốn có giá trị 500.000 đồng trở lên đều phải báo cáo Chi nhánh, Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty quyết định mới được mua hoặc bán. Mọi tài sản bất kỳ hình thành từ nguồn vốn nào cũng phải được khâu hao, hoặc phẩn bổ theo quy định của nhà nước đối với từng loại và theo phân cấp quản lý thu lại. Khi cần huy động để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, Chi nhanh điều động, nếu tài sản đó do Đội mua sắm, Chi nhánh thanh toán đội trừ phần đã phân bổ, hoặc Đội sẽ nhận giá trị còn lại khi điều động tạm thời. Người sử dụng máy móc thiết bị phải có bằng hoặc được huấn luyện hướng dẫn về kỹ thuật, an toàn lao động. Trước khi vận hành thì phải kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn. Người sử dụng máy móc thiết bị cũng cần lập một lý lịch theo dõi quá trình sử dụng, thay thế bảo quản, khấu hao. Giao trách nhiệm cho từng cá nhân tự bảo quản thiết bị, máy móc. Nếu cá nhân do thiếu trách nhiệm trong vận hành gây nguy hiểm phải chịu phạt và bồi thường những thiệt hại gây ra. Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cần có trách nhiệm sử dụng đảm bảo hiệu quả, giữ tốt dung bền, an toàn, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các quy định theo điều lệ công tác kỹ thuật ban hành kèm theo quyết định số 445/1999/QĐ-BQP ngày 07/04/1999 của bộ trưởng bộ quốc phòng. Do những quy định nghiêm ngặt về sử dụng thiết bị nên trong thời gian qua không có sự có nào nghiêm trọng lien quan đến việc vận hành thiết bị.
phẩm. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho công ty không tham gia đấu thầu thành công.
v/ Quản lý lao động và an toàn lao động
Đặc điểm của ngành xây dựng là lao động trực tiếp mang tính chất không ổn định theo mùa vụ. Vì thế, việc đánh giá tay nghề chung cho người lao đông là rất khó khăn. Vì vậy, việc quản lý lao động là hết sức phức tạp. Chất lượng công trình lại phụ thuộc khá nhiều nguồn lao động phổ thông này vì thê việc sử dụng nguồn lao động từ đâu như thế nào cũng không gặp những khó khăn.
Ngoài ra, công ty cũng rất chú trọng đến việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động như công tác trường thi công phải có biển báo an toàn lao động, nếu thi công bên cạnh đường quốc lộ hoặc nơi đông người qua lại phải tổ chức rào che chắn, cử người canh gác , hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Ở từng đội và mỗi công trường trươc khi tuyển công nhân lao động đều phải huấn luyện về công tác an toàn, bảo hộ lao động. Phải có nội quy công tác an toàn lao động, nội quy công trương và phổ biến giáo dục cho cán bộ công nhân viên trong công trường học tập và thực hiện. Cán bộ đội, cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên huấn luyện, kiểm tra nhắc nhở cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm nội quy công tác an toàn lao động trong đơn vị, trong công trường. Đội phải có trách nhiệm mua, cấp trang thiết bị bảo hộ, người làm việc cao từ hai tầng trở lên trên bàn giáo phải có dây bảo hiểm an toàn lao động. Nếu không thực hiện đúng quy định của chi nhánh sẽ bị kỷ luật và xử phạt. Công tác về công tác ATLĐ công ty thực hiện tốt nên không có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra.
vi/ Quản lý chât lượng trong quá trình thi công công trình
Quá trình thi công là một công đoạn bao gồm từ việc chuẩn bị thi công, thi công công trình, và nghiệm thu, kiểm tra công trình. Mỗi một công trình là một dự án tuy nhiên hầu hết công việc thi công đều được theo một quy trình nhất định. Công ty đã xây dựng quy trình sau:
Tiêp nhận hồ sơ
Chuẩn bị điều kiện thi công
Tổng nghiệm thu bàn giao
Lập kế hoạch chất lượng thi công
Kiểm tra, nghiệm thu
Tổ chức thực hiện Thực hiện Thi công dự án
Xây dựng biện pháp thi công
-Tiếp nhận hồ sơ: Đây là bước đầu tiên trong phần thiết kế thi công. Giám đốc công ty chịu
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ xem đã đủ các thủ tục yêu cầu. Thông thường hồ sơ thiết kế bao gồm: Bản vẽ thiết kế thi công, dự toán thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, các tài liệu co liên quan đến mặt bằng hiện trạng, mốc giới, điều kiện giao thông, công trình ngầm, điện nước thi công… do chủ đầu tư cấp.
-Chuẩn bị các điều kiện thi công: Chủ nhiệm của dự án căn cứ vào các yêu cầu trong hoạt