Các đối thủ cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18 (Trang 59 - 62)

ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

2.2.2.5. Các đối thủ cạnh tranh của công ty

Các doanh nghiệp trong nước

Tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam từ năm 2003 đến này so với các doanh nghiệp lớn và lâu năm tham gia xuất khẩu rau quả, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không vẫn còn là một công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu rau quả. Vì vậy, trong quá trình sản xuất chế biến đến tiêu thụ trong và ngoài nước, công ty gặp không ít những khó khăn trong một môi trường rộng lớn và cạnh tranh hết sức gay gắt. Với nguồn lực còn nhiều hạn chế, thời gian tham gia hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu rau quả chưa được lâu, các sản phẩm của công ty khi phân phối ở thị trường trong nước cũng như việc đẩy mạnh xuất khẩu gặp phải nhiều sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vốn có tiềm lực kinh tế lớn, kinh nghiệm hoạt động sản xuất lâu năm như điển hình là Tổng công ty rau quả,

nông sản Việt Nam – một đơn vị đầu ngành về sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả này thường có mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng, các sản phẩm thường có tên tuổi chỗ đứng trên thị trường và đã qua quá trình kiểm nghiệm, có bạn hàng nước ngoài là đối tác lâu năm. Với hoạt động sản xuất xuất khẩu đã chiếm lĩnh được thị trường, thị phần ổn định và lợi nhuận đảm bảo, các doanh nghiệp này đã hình thành một nguồn lực dồi dào để mở rộng sản xuất, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, giới thiệu mạnh mẽ tới khách hàng. Họ thường xây dựng được một hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc và sự hợp tác với đối tác nước ngoài như tham gia vào hệ thống các siêu thị ở trong nước và nước ngoài. Do đó, công ty khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu chế biến rất khó tham gia được vào hệ thống phân phối này nếu như chất lượng không cao và công nghệ hiện đại.

Với nguồn cung về nguyên liệu hiện nay không ổn định khiến cho công ty gặp khó khăn khi cạnh tranh về giá, đảm bảo nguồn cung ổn định trong hệ thống các siêu thị, phân phối một cách chuyên nghiệp cho thị trường trong điều kiện nguồn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại còn hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn tài chính không đủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho công ty gặp bất lợi trong quá trình thu mua nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến so với các đối thủ cạnh tranh khác do các nguyên nhân xuất phát từ khả năng thanh toán, đảm bảo nhu cầu thường xuyên ổn định.

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng cho mình mục tiêu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thực tế cho thấy, chất lượng các sản phẩm rau quả của công ty là điều đang phải cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Nhìn chung hiện nay, các sản phẩm của công ty có chất lượng tương đối cao với công nghệ được nhập khẩu hiện đại nhưng các sản phẩm còn thiếu đa dạng, sản phẩm chế biến theo kiểu

truyền thống như ngâm dấm, đóng lọ đa phần là sơ chế mà chưa có sự đột phá trong công nghệ chế biến trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm thường đi trước trong khâu nghiên cứu tìm ra phương thức chế biến mới, đưa thêm vào các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Công ty thường gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp đã có tên tuổi gắn liền với một số mặt hàng đặc biệt là những công ty lớn có kinh nghiệm xuất khẩu một số các mặt hàng đặc thù. Ví dụ như mặt hàng nấm công ty phải cạnh tranh với Công ty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản Long An; mặt hàng cà chua, dưa chuột có Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải Phòng, mặt hàng dứa có Công ty Công nghiệp Thực phẩm CHIA MEEI Việt Nam.

Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007

Mặt hàng Doanh nghiệp

Cà chua, dưa chuột Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải phòng

Nấm rơm, ngô

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w