ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam Nam
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam
Việt Nam với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới nên có điều kiện phát triển ngành rau quả. Tận dụng được những điều kiện thuận lợi này, Việt Nam đã sớm và ngày càng phát triển sản xuất rau quả, trở thành một ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất thế giới, bình quân khoảng 116 kg/người/năm, cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát triển, như Hàn Quốc (93 kg), Nhật (52 kg). Trong 10 năm trở lại đây, ngành rau Việt Nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link: http://www.vneconomy.vn)
Với những nỗ lực và sự tập trung đầu tư, nghiên cứu, trong những năm qua diện tích trồng rau quả nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất quả chủ yếu của cả nước. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 cả nước có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau, là một tiềm năng rất lớn cho xuất khẩu. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link: http://www.vneconomy.vn)
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất rau quả, thành lập rất nhiều cơ sở sản xuất cỡ lớn, như xoài ở
Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long, nho ở Ninh Thuận. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rau quả dễ trồng, đầu tư ít nhưng sản lượng cao, nên Việt Nam rất có tiềm năng trong việc sản xuất rau quả. Một số địa phương ở Việt Nam đã thành lập các hợp tác trồng cùng một loại rau quả, nhằm tăng cường quản lý canh tác, để các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, rau quả là mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu lớn nhất thế giới với doanh số hàng năm lên đến 103 tỷ USD, so với chỉ có 9 tỷ cho lúa gạo song rau quả Việt Nam xuất khẩu lại chiếm một tỷ lệ thấp, chiếm 0,2% thị phần của cả thế giới (trong lúc xuất khẩu gạo đã đạt được 15%) năm 2005. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển rau quả Việt Nam sang các thị trường trên thế giới là rất lớn.(Nguồn: Sự chuyển mình của sản xuất nông nghiệp, 2008,link: www.vietlinh.vn)
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Xu hướng hội nhập đã mở ra những cơ hội, điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Trong những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Các mặt hàng rau quả của Việt Nam hiện đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới.
Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007
Năm Trung Quốc
Nhật Bản
Đài
Loan Nga Hoa Kỳ
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2001 144,6 13,7 23,3 4,52 2,6 344,3 2002 59,8 16,0 20,1 4,79 6,5 221,2 2003 49,4 15,5 21,36 5,29 6,0 151,5 2004 43,3 26,12 20,47 10,18 13,9 178,8 2005 34,94 28,98 26,36 17,82 13,15 235,5 2006 24,61 27,57 27,15 22,07 18,40 259,08 2007 27,229 26,426 29,476 22,430 20,304 305,641
(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Mỹ. Nếu năm 2001, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam chiếm 41,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì gần đây kim ngạch tại thị trường này có xu hướng giảm mạnh.Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan lại có xu hướng nhập khẩu rau quả của Việt Nam khá ổn định, hàng năm xuất khẩu trên 25 triệu USD. (Nguồn: Tính toán bảng số liệu 2.1). Bên cạnh đó, các thị trường Mỹ và Nga có vị trí cách xa Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả lại có tốc độ tăng mạnh. Điều này cho thấy, rau quả Việt Nam ngày càng được ưa chuộng, thị trường ngày càng được mở rộng.
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007
(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất Châu Á đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Các mặt hàng rau quả nhập khẩu chủ yếu là chuối, nho, cam, táo, cần tây, đậu hạt, nấm. Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Chi lê, Philippin, Ecuador, Niu Di lân và các nước Đông Nam Á. Trong đó, các nước ASEAN – 10 và Hồng Công chiếm 68% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào thị trường Trung Quốc. Khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, các nhà cung cấp nước ngoài có thể xuất khẩu hàng thông qua các công ty nhập khẩu phân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, đóng gói cũng như cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt được mức gia tăng đáng kể. Năm 2001 là năm xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt mức giá trị cao nhất 144,6 triệu USD, đây cũng là năm hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao nhất. Những năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng, năm 2002
chỉ đạt 59,8 triệu USD giảm 58,92% so với năm 2001, năm 2003 đạt 49,4 triệu USD giảm 17,39% so với năm 2002 và năm 2006 chỉ còn 24,61 triệu tấn. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 27,229 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng kim ngạch sụt giảm một phần là do sự bất lợi về thuế. Năm 2002, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết Hiệp định Thái Lan – Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp định Thái – Trung) về sản phẩm rau quả và có hiệu lực từ tháng 10 năm 2003. Theo đó, mức thuế mà Trung Quốc áp dụng đối với nhập khẩu rau quả của Thái Lan là 0% còn đối với Việt Nam là 27%. Chính vì vậy, rau quả của Thái Lan – vốn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam được xuất khẩu mạnh vào thị trường Trung Quốc do những ưu đãi thuế quan khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu khó có khả năng cạnh tranh về giá. Vì vậy, kim ngạch rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sụt giảm một cách đáng kể. Mặc dù, theo lộ trình cắt giảm thuế quan giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc tới năm 2005 còn 1,67% song vẫn bất lợi hơn so với Thái Lan, gây nản lòng tới các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau quả sang thị trường này do vậy hạn chế khả năng mở rộng thị trường rau quả Việt Nam. (Nguồn:Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm 2007, link: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn)
Về mặt hàng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc những mặt hàng: thanh long, chuối, dứa, xoài, dừa, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu; dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm; hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi.
Trong chính sách quản lý nhập khẩu, Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ. Thuế suất trung bình phổ thông đối với các loại rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất MFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80% - 90% (thuế suất MFN
vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30%. Riêng các loại quả tươi, khô có thuế suất cao hơn. Thuế suất MFN trung bình với quả khoảng từ 30%-50% (thuế phổ thông lên tới 100%). (Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, năm 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Đây là thị trường có mức sống của người dân cao nên nhu cầu về hàng hóa rất lớn và đa dạng. Trong lĩnh vực nhập khẩu rau quả, Nhật Bản thường nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Mêhico, Niu Di Lân, Ôtrâylia, Trung Quốc. Trong đó, Mỹ là nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng hành, hoa lơ, măng tây, bí ngô. Niu Di Lân và Ôtrâylia thường cung cấp các loại rau quả tươi trái vụ và Trung Quốc cung cấp các loại rau quả tươi nhờ những ưu thế thuận lợi về địa lý. Mặc dù, các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản song Nhật Bản đang là một trong ba thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua các năm không ổn định, có năm tăng năm giảm nhưng nhìn chung mức giảm không lớn. Theo bảng số liệu 2.3, năm 2001, kim ngạch đạt 13,7 triệu USD chiếm 3,98% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Sang năm 2002, mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh song kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng đạt 16,0 triệu USD tăng 16,78% so với năm 2001. Đến năm 2003, mức kim ngạch sụt giảm nhẹ chỉ đạt 15,5 triệu USD giảm 3,12% nhưng đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản lại tăng mạnh đạt 26,12 triệu USD, tăng 68,51% so với năm 2003, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 28,98triệu USD nhưng bắt đầu có sự sụt giảm nhẹ trong những năm 27,57 triệu tấn năm 2006 giảm
4,86% so với năm 2005. Tới năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ đạt 26,426 triệu USD, chiếm 8,65% thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu rau hoa quả lớn của Việt Nam. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Hàng năm, Đài Loan nhập khẩu rau từ 130 – 145 triệu USD và nhập khẩu quả từ 400 – 420 triệu USD. (Nguồn: Trung tâm xúc tiến phát triển thương mại Hải Phòng, năm 2008, http://www.hptrade.com.vn). Trong số các loại quả nhập khẩu vào Đài Loan thì táo và lê là những sản phẩm được nhập nhiều nhất, nước này chủ yếu nhập khẩu hoa quả từ Hoa Kỳ. Loại rau tươi mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải và bắp cải tàu. Thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu của Đài Loan là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 về xuất khẩu quả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD. (Nguồn: http://www.hptrade.com.vn , Trung tâm xúc tiến phát triển thương mại Hải Phòng, năm 2008).
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan nhìn chung đạt hiệu quả,trung bình hàng năm Đài Loan nhập khẩu 23,6 triệu USD rau quả từ Việt Nam. Theo bảng số liệu 2.1, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Đài Loan đạt 23,3 triệu USD chiếm 6,76% thị phần xuất khẩu rau quả. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu có sự sụp giảm xuống còn 20,1 triệu USD (giảm 13,73% so với năm 2001) song lại tăng lên 21,36 triệu tấn vào năm 2003. Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan lại giảm song không đáng kể đạt 20,47 triệu USD giảm 6,26% so với năm 2003 song có sự
phục hồi nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2005 (đạt 26,36 triệu USD tăng 28,77% so với năm 2004) và 2006 đạt 27,15% tăng 2,99% so với năm 2005. Tới năm 2007, Đài Loan trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của rau quả Việt Nam đạt 29,476 triệu USD chiếm 9,64% thị phần xuất khẩu. Điều này cho thấy, trong thời gian tới thị trường Đài Loan vẫn là một thị trường đầy tiềm năng đối với rau quả Việt Nam.
Hiện Đài Loan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam với kim ngạch chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Bên cạnh đó, Đài Loan còn là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Đông Á.
Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Đài Loan gồm: bắp cải, dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài, ngoài ra có các loại gia vị như: hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi.
Nhìn chung, hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan có tăng song còn manh nhúm. Lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường và năng lực của Việt Nam. Trong thời gian tới, để tăng năng lực xuất khẩu cho hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan, chúng ta cần quy hoạch thành những vùng rau quả lớn, có đủ khả năng cung cấp được với số lượng lớn, tranh thủ những thời điểm trái vụ và vào mùa mưa bão của Đài Loan (tháng 4 và 5 hàng năm). Bên cạnh đó, cần chú ý tới công tác bảo quản, đóng gói và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực thẩm.
Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007
Năm 2004 Năm 2007
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ bảng số liệu 2.2, Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn) Theo hình 2.4, năm 2007 Đài Loan trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam chiếm 9,64%, tiếp theo là các thị trường Trung Quốc 8,91%, Nhật Bản 8,65%, Nga 7,33% và Mỹ 6,64%.