Xuất đối với nhà nước

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18 (Trang 79 - 81)

- Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân

TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến

3.3.1. xuất đối với nhà nước

3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu

Nguyên liệu là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả hiện nay. Thiếu nguyên liệu dẫn tới khả năng sản xuất không hết công suất, gây lãng phí nguồn lực. Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khi thiếu nguyên liệu vừa phải đối mặt với tình trạng thiếu sản phẩm cung ứng theo hợp đồng ngoại thương, gây mất uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với công ty, tiềm ẩn nguy cơ mất thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng khi nguồn nguyên liệu không ổn định, để đảm bảo hợp đồng doanh nghiệp khi không chủ động trong nguyên liệu sẽ thu mua nguyên liệu ở nhiều nơi khác nhau do đó vừa mất công sức mà chất lượng sản phẩm lại không đồng đều ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, vị trí tại các thị trường đã chiếm lĩnh.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu nguyên liệu hiện nay lại do vấn đề quy hoạch các vùng sản xuất. Việc quy hoạch không hợp lý giữa các vùng sản xuất và các nhà máy chế biến đã dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu ở nơi này nhưng lại thừa nguyên liệu ở nơi khác, khi nguyên liệu được mang tới thì chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo hay có những vùng sản xuất có nhu cầu cung cấp lớn nhưng nhà máy chế biến lại rất xa hoặc chưa xây dựng. Trong khi đó, rau quả là những sản phẩm không để được lâu, dễ hư hại nếu không được bảo quả đúng quy cách. Hiện tượng cung không đủ cầu đang là vấn đề lớn của rau quả xuất khẩu hiện nay. Do đó, để có thể phát triển rau quả xuất khẩu một cách hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu công tác quy hoạch của nhà nước trong thời gian tới cần tiến hành theo hướng:

- Quy hoạch các vùng sản xuất dựa và lợi thế của từng khu vực và địa phương đảm bảo tạo thêm nhiều việc làm và ổn định đời sống của người dân trong vùng. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm sản xuất của địa phương và những điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Đồng thời trong công tác quy hoạch, nhà nước cần áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích nông dân cùng tập trung sản xuất thành một vùng chuyên canh lớn. Một số biện pháp được nêu ra ở đây đó là: cung cấp giống ban đầu cho người nông dân, có công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật, phương thức canh tác thâm canh tổng hợp, tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua phương thức gắn nhà máy, doanh nghiệp với vùng chuyên canh…. Đặc biệt, hiện nay khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một mạnh mẽ, diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thì việc phát triển, quy hoạch các vùng chuyên canh cần tập trung vào vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hiện đại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt mang lại giá trị kinh tế cao. Khi hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả xuất khẩu nói riêng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ tạo điều kiện cho nhiều thành phần tham gia hoạt động sản xuất, tiến hành hợp tác và xây dựng thành một vùng chuyên canh rộng lớn. Đối với các vùng nguyên liệu phân tán thì nhà nước nên phát triển hệ thống chế biến vừa và nhỏ để đảm bảo chế biến và bảo quản tại chỗ sau đó cung cấp bán thành phẩm cho các cơ sở chế biến công nghiệp có công suất lớn, tạo ra hệ thống nhiều tầng công nghệ có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Các vùng chuyên canh cần được quy hoạch sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hóa, chất lượng đồng đều, sản lượng thu hoạch lớn, tránh hiện tượng trong một vùng sản xuất có quá nhiều các loại cây trồng khác nhau, có

như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của xuất khẩu. Cụ thể, khi xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cần tiến hành chọn lọc loại cây trồng dựa vào lợi thế của từng khu vực, địa phương, tiến hành sản xuất thử trên quy mô nhỏ để thấy được hiệu quả kinh tế rồi mới đưa vào sản xuất đại trà theo hướng phát triển hợp lý.

- Quy hoạch gắn liền với xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất. Vùng sản xuất rau quả khi được hình thành và phát triển không những đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mà còn nâng cao đời sống người nông dân. Xây dựng cơ sở vật chất tại các vùng chuyên canh bao gồm hai vấn đề. Một là, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất bao gồm hệ thống: kênh mương, hồ chứa nước, hệ thống để điều… để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đồng thời hạn chế những bất lợi do thiên tai gây ra. Hai là, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc vận chuyển hàng rau quả từ vùng nguyên liệu tới nơi chế biến và xuất khẩu đó là: hệ thống giao thông, bến cảng, cửa khẩu… Bên cạnh đó, việc đầu tư cho cơ sở vật chất tại các vùng sản xuất còn thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, vừa có tác dụng giảm bớt nguồn chi ngân sách nhà nước vừa tạo động lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w