Những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

d) Công ty xuất khẩu gạo

1.3.1. Những kết quả đạt đ−ợc

- Trong những năm gần đây, các chi phí liên quan đến hoạt động vận tải, giao nhận hàng hoá xuất khẩu đã đ−ợc giảm thiểu một cách đáng kể. Đặc biệt, từ năm 2005, Nhà n−ớc không trực tiếp định mức c−ớc phí vận tải (nội địa và quốc tế) đối với hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp đ−ợc quyền tự thỏa thuận theo quy luật cung - cầu trên thị tr−ờng.

- Mức giá cho dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam ngày càng đ−ợc cải thiện do hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận ngày càng chuyên nghiệp hơn, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ nói trên ngày càng hoàn thiện hơn.

- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam ký hợp đồng vận tải theo ph−ơng thức MTO (vận tải đa ph−ơng thức) nên chi phí vận tải và giao nhận đ−ợc giảm thiểu đáng kể.

- Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và hàng công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chủ động trong việc sản xuất/thu gom để có đủ hàng hóa với chất l−ợng đảm bảo để sẵn sàng giao hàng cho ng−ời vận tải hoặc cho đại lý giao nhận đã đ−ợc chỉ định.

Sự “sẵn sàng” này đã giúp cho các doanh nghiệp chủ hàng không phải trả thêm khoản chi phí do hàng hóa bị ứ đọng do phải đợi container hoặc chi phí do container phải chờ đợi do ch−a có hoặc ch−a đủ hàng hóa để giao.

- Các doanh nghiệp chủ hàng Việt Nam đã chủ động liên kết sản xuất, tạo những lô hàng xuất khẩu lớn (nhất là hàng nông, lâm, thủy sản) để tận dụng hết dung tích container, tránh phải trả chi phí vận tải và giao nhận hàng lẻ ở mức cao hơn chi phí vận tải và giao nhận hàng nguyên container gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến những kết quả nêu trên là do:

- Việc giảm thiểu chi phí vận tải, giao nhận đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ là cơ sở để giảm chi phí xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam luôn tìm mọi biện pháp để cắt giảm các chi phí này đến mức thấp nhất nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp trên thị tr−ờng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Th−ơng mại thế giới đã tạo cho Việt Nam có đ−ợc môi tr−ờng pháp lý ngày một minh bạch và dần tiệm cận với các tiêu chuẩn của quốc tế. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận phải đ−a ra thị tr−ờng các dịch vụ có chất l−ợng cao và với chi phí thấp

và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đ−ợc h−ởng lợi từ việc cắt giảm chi phí đó.

- Để thực hiện đ−ợc mục tiêu từng b−ớc giảm thiểu chi phí liên quan đến hoạt động vận tải, giao nhận đối với hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp đã đ−ợc sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại (đ−ờng sá, cầu cống, bến cảng, kho bãi…), đ−a công nghệ thông tin vào phục vụ hoạt động của dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá xuất khẩu, đ−a ra các chính sách, biện pháp để giảm thiểu các chi phí liên quan đến các dịch vụ nêu trên…Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đang có tác động tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận trong việc giảm thiểu chi phí và từ đó, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cũng đ−ợc h−ởng lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)