Thực trạng chính sách của Nhà n−ớc đối với chi phí vận tải, giao nhận hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

giao nhận hàng hóa

Trong những năm gần đây, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Th−ơng, Bộ Tài chính…) đã có nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động vận tải, giao nhận hàng hoá nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng nhằm giảm thiểu các chi phí liên quan.

Đặc biệt, từ năm 2005, Nhà n−ớc không trực tiếp định mức c−ớc phí vận tải (nội địa và quốc tế) đối với hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp đ−ợc quyền tự quyết định theo quy luật cung - cầu trên thị tr−ờng. Mặt khác, mức giá các dịch vụ cảng biển là t−ơng đối “mở” đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển Việt Nam đ−ợc chủ động quyết định. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

cảng biển đ−ợc tự do cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Đối với dịch vụ hàng hải, Quyết định số 88/2004/QĐ- BTC ngày 19/11/2004 quy định từ ngày 1/1/2005, phí trọng tải tàu giảm thêm 45%; phí đảm bảo hàng hải giảm thêm 27%, phí hoa tiêu đối với các tuyến có cự ly từ 30 hải lý trở lên giảm từ 21% - 29%, phí neo đậu và phí sử dụng cầu, bến, phao neo giảm từ 11% đến 17% so với tr−ớc năm 2005.

Đặc biệt, từ 1/1/2006 phí đảm bảo hàng hải đ−ợc điều chỉnh giảm còn 75% so với mức năm 2005 theo quy định tại Thông t− số 58/2005/TT-BTC ngày 18/07/2005 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ vận chuyển bằng đ−ờng thuỷ nội địa. So với quy định tại Quyết định số 62/2003/QĐ/BTC ngày 25/4/2003 của Bộ Tài chính thì mức phí, lệ phí cảng vụ đ−ờng thuỷ nội địa của Việt Nam đã đ−ợc cắt giảm t−ơng đối nhiều.

Điều này cho thấy mức giá dịch vụ hàng hải của Việt Nam hiện đang tiệm cận dần với giá quốc tế nhằm khuyến khích chủ hàng và chủ tàu không “ngại” khi qua cảng Việt Nam để bốc/dỡ hàng.

Bên cạnh đó, mức giá cho dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam ngày càng đ−ợc cải thiện do hệ thống doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ giao nhận ngày càng hoàn thiện hơn. Mặt khác, ngày càng có nhiều chủ hàng ký hợp đồng vận tải theo ph−ơng thức MTO (vận tải đa ph−ơng thức) nên chi phí giao nhận đ−ợc giảm thiểu rất đáng kể.

Nói tóm lại, trong khoảng 5 năm trở lại đây, giá các dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã đ−ợc các doanh nghiệp đấu tranh giảm thiểu ở mức đáng kể. Nguyên nhân của những kết quả nêu trên chủ yếu là do hệ thống chính sách của Nhà n−ớc đ−ợc ban hành ngày càng đầy đủ, tạo cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận đ−ợc hoạt động trong môi tr−ờng cạnh tranh bình đẳng và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đ−ợc h−ởng lợi từ khả năng cung cấp dịch vụ hoàn hảo, với chi phí thấp của các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)