Kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 67 - 69)

Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm ba phần: mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà, tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu, tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của họ.

Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà

Đa số khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà từ bốn lần trở lên và khoảng một năm là họ đi một lần vào đúng thời gian diễn ra Lễ Vía. Bởi vì lúc này rất đông vui và nhộn nhịp, có nhiều hình thức vui chơi giải trí kèm theo. Ta thấy, chỉ có 20% khách du lịch tham quan trên 24 giờ. Bởi vì, họ muốn tham quan các địa điểm khác ở xa và muốn chiêm ngưỡng Miếu Bà khi về đêm. Trong số đó, có đến 80% khách du lịch ở nhà trọ xung quanh Miếu vì giá phòng ở đây tương đối thấp.

Bên cạnh đó, phương tiện mà khách du lịch dùng nhiều nhất để tham quan là ôtô thuê và xe gắn máy. Hầu hết khách du lịch đến tham quan các địa điểm ở Miếu là để cúng bái, nên những nguời đi cùng với khách du lịch chủ yếu là người thân trong gia đình. Do đó, tượng Bà đặt giữa Chánh điện được xem là địa điểm có mức hấp dẫn cao nhất (mean =1,63). Các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng nhiều nhất khi tham quan ở Miếu Bà là ăn 67% và uống 71%, vì đây là nhu cầu thiết yếu. Số khách du lịch còn lại không sử dụng là

do họ tự mang theo để cho hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh. Đa số các dịch vụ ở Miếu như ăn, uống, ở, chụp hình,…được khách du lịch đánh giá chất lượng tốt và có thể chấp nhận được.

Có đến 90% khách mua vật phẩm để cúng khi tham quan các địa điểm ở Miếu; chủ yếu là nhang, đèn, áo giấy và trái cây. Vì đây là các loại vật phẩm bắt buộc phải có đối với các nghi thức cúng bái. Hầu hết các vật phẩm được mua tại Miếu (ngoại trừ tiền, vàng, đô la) nên chất lượng chỉ ở mức bình thường, trừ heo quay (TB =2,00) vì 50% heo quay dùng để cúng do khách tự mang theo.

Mặc dù Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc là điểm tham quan rất nổi tiếng. Nhưng các món quà lưu niệm được bày bán ở đây rất ít về chủng loại và mẫu mã, nên chỉ có 30% khách có mua quà lưu niệm (chủ yếu là sách, tranh ảnh về Miếu, xâu chuỗi, nhẫn). Nhìn chung, khách du lịch tiêu tiền cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà (ăn, uống, ở, chụp hình, vật phẩm) rất thấp: dưới 100.000 đ. Ngoại trừ đi lại và mua sắm thì khách chi cao hơn (từ 100.000 -150.000 đ).

Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà

Quá trình ra quyết định có năm giai đoạn: phát hiện nhu cầu, tìm kiếm thông tin, lựa chọn các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Theo kết quả phỏng vấn, có đến 81% khách du lịch đến tham quan ở Miếu Bà nhằm mục đích cúng bái. Do đó, có thể nói nhu cầu của khách du lịch xuất phát từ bên trong (sự tín ngưỡng, tôn sùng) của họ. Từ đó, khách du lịch tìm kiếm các thông tin về các điểm tham quan ở Miếu chủ yếu từ bạn bè, đồng nghiệp; gia đình, người thân và ti vi. Bởi vì đây là những nguồn thông tin rất quen thuộc và gần gủi với khách du lịch, nên mức tin cậy được đánh giá cao.

Có nhiều tiêu chí để khách du lịch chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà nhưng chỉ có ba tiêu chí được khách chọn nhiều nhất là phong cảnh đẹp, chiếm 82%; an ninh, trật tự tốt chiếm 72% và nhộn nhịp, đông vui chiếm 67%. Để có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người trong quá trình tham quan ở Miếu Bà thì người ra quyết định chọn các địa điểm tham quan đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì lý do này mà có đến 58% bản thân khách du lịch chọn địa điểm tham quan. Sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà thì hầu hết khách du lịch đều hài lòng. Cụ thể là 77% khách hài lòng và 14% khách rất hài lòng.

Mối quan hệ giữa các đặc điểm hành vi của khách du lịch

Đầu tiên là mối quan hệ giữa quê quán và phương tiện tham quan của khách du lịch. Kết quả cho thấy khách du lịch càng xa thì hầu hết họ tham quan bằng ô tô thuê và ngược lại khách du lịch ở gần Miếu tham quan chủ yếu bằng xe máy. Giữa nghề nghiệp và thời gian tham quan của khách du lịch cũng có mối quan hệ với nhau, cụ thể là khách du lịch làm nghề trồng trọt, chăn nuôi tham quan vào thời gian diễn ra Lễ Vía. Còn khách du lịch là công nhân, nhân viên-văn phòng hay học sinh-sinh viên tham quan vào lúc rảnh rỗi. Kế đến là mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi của khách du lịch. Cụ thể là khách du lịch càng lớn tuổi thì số lần tham quan của họ càng tăng. Điều này dễ hiểu vì khách du lịch mỗi năm đi ít nhất là một lần. Ngoài ra, số lần tham quan cũng có quan hệ với quê quán của khách du lịch và kết quả là khách du lịch có quê quán càng gần Miếu thì số lần tham quan càng tăng.

Phần tiếp theo là phân tích mối quan hệ giữa các đặc tính và hành vi của khách du lịch nhưng ở mức cụ thể hơn là sự khác biệt giữa các nhóm (đối tượng) cấu thành đặc

tính của khách du lịch. Cụ thể là, mối quan hệ giữa độ tuổi với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm, nhưng chỉ có một sự khác biệt duy nhất là giữa nhóm tuổi thanh niên (từ 25-40) và nhóm tuổi trung niên (từ 40-55). Mối quan hệ thứ hai, giữa trình độ với mức độ tin cậy nguồn thông tin từ kinh nghiệm của thân khách du lịch. Kết quả cho thấy chỉ có một sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm khách dưới tiểu học với nhóm khách CĐ, ĐH, Sau ĐH.

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w