Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 41)

quan ở Miếu Bà

Như chúng ta đã biết, khách du lịch đến tham quan Miếu Bà có rất nhiều mục đích khác nhau từ cúng bái đến chiêm ngưỡng phong cảnh hay đi theo sự hiếu kỳ, tìm hiểu lịch sử văn hóa,… Nhưng, tất cả khách du lịch đều mong muốn tham quan tất cả các địa điểm ở Miếu Bà. Bởi vì, họ cho rằng đã đến đây thì phải tham quan cho biết hoặc đã đi rồi thì muốn tham quan nữa xem các địa điểm này có những thay đổi gì so với lần đi trước đó hay không,…

Chính vì vậy, khách du lịch sẽ có những đánh giá khác nhau về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu như tượng Bà, khuôn viên, nhà lưu niệm,…

Biểu đồ 5.9. Đánh giá của khách du lịch về mức hấp dẫn của các điểm tham quan

Nhìn chung, các địa điểm tham quan ở Miếu bà đều hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là tượng Bà Chúa Xứ được đặt giữa chánh điện (trung bình = 1,63). Vì, theo khách du lịch đây là nơi rất trang nghiêm, linh thiêng để cúng bái và mọi người tập trung rất đông tạo nên không khí đông vui, nhộn nhịp. Kế đến là nhà lưu niệm cũng rất thu hút khách du lịch (TB = 2,07), do đây là nơi trưng bày các vật phẩm mà khách hành hương dâng cúng rất nhiều và quý như xâu chuỗi, áo mạ vàng, mão, giày,… Bên cạnh đó khách du lịch có thể chụp ảnh ở đây để làm kỷ niệm.

Khách du lịch đánh giá lựa chọn khác (chợ sau Miếu) gần như bình thường (TB = 2,47) mặc dù có bán rất nhiều đặc sản (mắm, khô bò, Thốt Nốt,...) nhưng giá rất cao. Trong số các địa điểm tham quan này, chỉ có khuôn viên là không thu hút khách du lịch (TB = 3,28), điều này cũng dễ hiểu vì hai nguyên nhân sau: thứ nhất có rất nhiều người bán vé số, nhang đèn,… tập trung ở các cổng vào của khuôn viên. Bên trong khuôn viên vẫn còn một số ít trẻ em bán vé số lôi kéo khách du lịch và thợ chụp ảnh tập trung ở đây khá đông nên khách du lịch rất ngại; thứ hai ở khuôn viên có rất ít bóng cây và đây cũng là nơi để đốt nhang, đèn, áo giấy,… nên rất nóng.

5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch vào các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu

Phần này bao gồm các câu sau: câu 10, 11, 12, 13

Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào ở Miếu Bà?

Trong bất cứ chuyến du lịch nào thì vấn đề ăn, uống, ở là hết sức quan trọng và cần thiết cho khách du lịch (bao gồm khách ở trong ngày hay ở qua đêm). Ngoài ra, khách du lịch còn có các nhu cầu kèm theo như chụp hình, quay phim, hướng dẫn viên,..

Biểu đồ 5.10. Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào ở Miếu?

Theo như tìm hiểu của tác giả với nhiều người (trong đó có sinh viên) sau khi tham quan Miếu Bà cho rằng: giá cả các sản phẩm và dịch vụ ở đây là rất đắt. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn cho thấy có đến 71% khách du lịch uống nước ở đây, chủ yếu là nước suối (từ 3.000đ – 5.000 đ/chai 500ml) nên họ không phải lo lắng nhiều về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Kế đến là 67% khách du lịch ăn, chủ yếu là cơm sườn (từ 10.000đ – 20.000 đ/1dĩa cơm).

Ngoài ra, khách du lịch còn cho rằng các loại thức ăn và nước uống ở đây không hợp khẩu vị nên trước khi đến Miếu Bà thì họ đã ăn dọc đường đi hoặc ăn ở Châu

1,97 2,08 2,35 2,74 2,93

Đốc. Đặc biệt là khách du lịch ở xa như Bình Định, Bình Phước, Ninh Bình, Bà Rịa- Vũng Tàu thì họ chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống để mang theo. Đây là những nguyên nhân làm cho một số khách du lịch không ăn, uống ở Miếu Bà. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10% khách du lịch sử dụng các dịch vụ khác như có hướng dẫn viên tại Miếu chỉ cho khách cách soạn các lễ vật để cúng Bà, được vệ sinh, tắm rửa miễn phí tại Miếu.

Như vậy, nếu khách du lịch biết chọn các địa điểm ăn, uống và trả đúng giá thì họ vẫn có thể sử dụng các dịch vụ này vừa với túi tiền của mình. Tuy nhiên vẫn có một số khách du lịch không ăn, uống ở Miếu Bà là do không hợp khẩu vị. Sau khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu thì khách du lịch sẽ đánh giá như thế nào về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ này. Biểu đồ 5.11 sẽ cho chúng ta thấy điều này.

Biểu đồ 5.11. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ

Có thể dễ dàng nhận thấy, dịch vụ chụp hình được khách du lịch đánh giá chất lượng tôt (TB = 1,97), vì hình ảnh rõ nét và sau 15 phút là có hình ngay. Ngoài ra, thức uống cũng được khách du lịch đánh giá tốt (TB = 2,08), vì họ chỉ thích nước uống đóng chai (rất ít sử dụng các loại thức uống đựơc chế biến như nước trái cây, nước sâm, nước mía,…) và giá cả cũng vừa phải mà đảm bảo vệ sinh. Từ đó, cho thấy một điều đáng tiếc khi Châu Đốc có món nước Thốt Nốt dầm đá uống rất ngon mà không biết giới thiệu. Còn các loại thức ăn và dịch vụ khác thì khách du lịch cho là chất lượng khá tốt hoặc bình thường như ở (TB = 2,35); các dịch vụ khác: hướng dẫn viên, tắm rửa (TB = 2,74); ăn (TB = 2,93).

Nhìn chung, khách du lịch đánh giá chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà tốt và chấp nhận được, đặc biệt là dịch vụ chụp hình và thức uống được đánh giá cao nhất. Kế tiếp sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà.

Khách du lịch dùng các vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà?

Có thể nói, việc tham quan bất kỳ miếu chùa nào thì khách du lịch cũng mang theo nhiều vật phẩm khác nhau như trái cây, nhang đèn, hoa tươi,… để cúng bái đã trở thành phong tục, tập quán lâu nay. Nhất là đối với những miếu chùa càng linh thiêng thì vật phẩm để cúng càng nhiều và càng có giá trị hơn như heo quay, tiền, vàng,…

Cụ thể là, có đến 90% khách du lịch dùng vật phẩm để cúng khi tham quan ở Miếu Bà. Vì theo họ, có vật phẩm để khấn vái thì càng linh nghiệm và được Bà giúp đỡ, phù hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có 10% khách du lịch không dùng vật phẩm để cúng

mà chỉ đến khấn vái và tham quan. Bởi vì, đây là những khách du lịch sẵn đường đi tham quan nơi khác mới ghé vào cúng và đi ngay hoặc là khách có nhà ở gần Miếu Bà (Châu Đốc, Châu Phú,…) thường xuyên đến đây cúng bái nên không cần phải dùng vật phẩm để cúng.

Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ khách du lịch có mua vật phẩm để cúng ở Miếu Bà

Như vậy thì khách du lịch dùng các vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà, chúng có nguồn gốc từ đâu và khách du lịch đánh giá chất lượng các vật phẩm này ra sao. Phần tiếp theo sẽ trình bày tuần tự các phần này. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem khách du lịch lựa chọn các vật phẩm nào để cúng.

Khách du lịch chọn vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà?

Như đã trình bày ở trên, có nhiều vật phẩm dùng để cúng bái. Nhưng, việc chọn lựa vật phẩm nào thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế gia đình, phong tục tập quán của gia đình đó trong việc cúng bái, nghề nghiệp,…

Biểu đồ 5.13. Khách du lịch dùng vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà?

Từ biểu đồ 5.13 cho thấy, vật phẩm được mọi người dùng để cúng Bà nhiều nhất là nhang đèn, áo giấy (có 83% khách du lịch chọn, chiếm tỷ lệ cao nhất). Kế đến là 74% khách chọn trái cây là vật phẩm. Vì theo khách du lịch, đây là những vật phẩm bắt buộc phải có trong các nghi lễ cúng bái từ xưa đến nay. Ngoài ra, các vật phẩm kể trên có giá tương đối rẻ và được bày bán rất nhiều ở khu vực chợ xung quanh Miếu. Bên cạnh đó, khách du lịch (chủ yếu là nông dân) còn dùng gạo, muối làm vật phẩm (có 24% khách du lịch chọn vật phẩm khác). Vì theo những người nông dân này thì có như thế Bà mới phù hộ làm ăn được trúng mùa, trúng giá.

Chỉ có 7% khách du lịch dùng heo quay làm vật phẩm (chiếm tỷ lệ nhỏ nhất). Điều này cũng dễ hiểu, vì giá của một con heo quay là rất cao (nếu mua tại miếu thì giá một con 15 kg từ 1.050.000 đồng trở lên và con heo quay càng lớn thì giá càng cao). Do đó, những khách du lịch cúng loại vật phẩm này chủ yếu là các hộ kinh doanh, mua bán làm ăn khá giả ở TP.HCM hoặc nông dân chăn nuôi cá hoặc tôm trúng mùa và có thể do nhiều người cùng mua.

Tóm lại, khách du lịch tham quan ở Miếu Bà vẫn còn giữ được phong tục, tập quán chung của người Việt Nam là dùng các vật phẩm (chủ yếu nhang đèn, trái cây) trong các nghi lễ cúng bái.

Như vậy thì các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà có nguồn gốc từ đâu?

Việc xác định nguồn gốc của vật phẩm cho chúng ta biết được hành vi của khách du lịch trong việc lựa chọn vật phẩm là dựa vào yếu tố nào sau đây: chất lượng, giá cả hay dễ vận chuyển, dễ tìm mua,…

Câu hỏi này có ba phương án trả lời: tự mang theo (mua ở quê của khách du lịch hoặc của gia đình), mua từ bên ngoài (chợ Châu Đốc, trên đường đi,…) và mua tại Miếu (khu vực chợ bán vật phẩm xung quanh Miếu).

Biểu đồ 5.14. Nguồn gốc của vật phẩm

Ta dễ dàng nhận thấy, đa số khách du lịch dùng các vật phẩm được mua tại Miếu để cúng như gạo, muối và cau, trầu (lựa chọn khác, có 92% khách chọn); hoa tươi (có 91% khách chọn); nhang đèn, áo giấy (có 61% khách chọn), trái cây (có 52% khách chọn). Bởi vì, đây là những vật phẩm dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển nên khách du lịch muốn mua tại Miếu để vật phẩm còn nguyên vẹn và chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, có đến 100% khách du lịch mang theo tiền, vàng, đô la để cúng. Điều này cũng dễ hiểu vì khách du lịch đã có tiền sẵn nên không cần phải mua. Kế đến là 50% khách du lịch tự mang heo quay theo để cúng, vì một mặt họ muốn cúng heo quay của nhà tự nuôi để đảm bảo chất lượng (trước sau họ cũng dùng để ăn) và giá cả cũng vừa phải. Ta thấy, có rất ít khách du lịch mua vật phẩm từ bên ngoài vì tốn thời gian và có khi không tiện đường đi.

Nhìn chung, khách du lịch mua tại Miếu đối với các vật phẩm dễ đổ vỡ, trầy xướt, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc các vật phẩm này có giá trị thấp và dễ tìm

2,00 2,53 2,61 2,82 2,94 2,96

mua. Còn đối với các vật phẩm đắt tiền hoặc quý giá thì khách du lịch chọn phương án mang theo. Sau khi tìm hiểu về hành vi lựa chọn các vật phẩm và nguồn gốc của chúng, thì phần tiếp theo của đề tài sẽ tìm hiểu đánh giá của khách du lịch về chất lượng của các vật phẩm này.

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu

Như chúng ta đã biết, bất kỳ ai cũng muốn các vật phẩm dùng để cúng bái trong dịp lễ tết, miếu chùa,… phải nguyên vẹn, mới nhất và chất lượng. Do đó, vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà càng được khách du lịch quan tâm. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng phục vụ cho việc khấn vái của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà.

Biểu đồ 5.15. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm

Nhìn chung, khách du lịch cho rằng các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà chỉ ở mức khá tốt và bình thường. Nhất là những vật phẩm mua tại Miếu như trái cây (TB =2,61); hoa tươi (TB = 2,82); gạo, muối (lựa chọn khác, TB = 2,96); ngoại trừ tiền, vàng, đô la được khách du lịch mang theo nhưng họ vẫn đánh giá bình thường (TB = 2,94). Tuy nhiên, chỉ có heo quay là được khách du lịch đánh giá tốt (TB = 2,00). Điều này cũng dễ hiểu vì loại vật phẩm này chủ yếu do họ tự mang theo và nếu mua tại Miếu thì vật phẩm này cũng mới ra lò.

Tóm lại, khách du lịch chỉ đánh giá tốt đối với các vật phẩm được họ mang theo (trừ tiền, vàng, đô la); còn lại các vật phẩm được mua tại Miếu thì chất lượng chỉ ở mức khá tốt hoặc bình thường. Bên cạnh việc tiêu tiền cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu; cho các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu thì khách du lịch còn phải chi tiêu cho các món quà lưu niệm để làm kỷ niệm cũng như làm quà tặng người thân, bạn bè.

Khách du lịch mua quà lưu niệm gì ở Miếu Bà?

Mặc dù là địa điểm tham quan rất nổi tiếng về cúng bái nhưng quà lưu niệm ở đây rất hạn chế về mẫu mã và số lượng, chủ yếu là sách viết về Miếu, tranh ảnh về Miếu, xâu chuỗi, nhẫn, các loại quạt xếp nhưng giá khá cao. Chính vì vậy mà khách du lịch đến tham quan Miếu rồi đi hoặc mua các loại thức ăn khác làm quà như trái Thốt Nốt, đường Thốt Nốt, khô bò, mắm,…

Cụ thể là, trong tổng số 100 khách du lịch được phỏng vấn thì chỉ có 30% là có mua quà niệm sau khi tham quan ở Miếu. Chủ yếu là những khách du lịch tham quan lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thứ ba muốn mua cho biết mà thôi. Còn đối với 70% khách không mua thì đây là những đối tượng tham quan nhiều lần. Do đó, họ đã mua rồi khi đi lần đầu nên những lần sau nữa thì không mua, vì quà lưu niệm vẫn không thay đổi nhiều hoặc muốn mua thì không biết mua ở đâu.

Biểu đồ 5.16. Khách du lịch mua những quà lưu niệm gì?

Ta thấy, có đến 73% khách du lịch chọn mua sách viết về Miếu (chiếm tỷ lệ cao nhất). Vì, theo họ nếu đến đây thì phải biết về lịch sử hình thành của Miếu cũng như sự tích về Bà Chúa Xứ. Kế đến là 47% khách mua xâu chuỗi, nhẫn để làm quà cho bạn bè, người thân và 33% khách mua tranh, ảnh về Miếu để làm kỷ niệm cũng như trang trí trong nhà. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 7% khách chọn vật phẩm khác, chủ yếu là các loại lược, móc khóa,… hay các loại thức ăn như mắm, khô bò, đường Thốt Nốt,….

Như vậy thì mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các món quà này như thế nào. Biều đồ 5.17 sẽ cho ta thấy điều này.

Biểu đồ 5.17. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với quà lưu niệm

Có thể nói, sau khi mua quà lưu niệm ở Miếu thì đa số khách du lịch đều hài lòng với các món quà này. Đặc biệt là xâu chuỗi, nhẫn (TB = 1,93); vì các sản phẩm này không những dùng làm món quà tặng bạn, người thân mà còn là một vật để niệm phật, khấn vái trong gia đình. Kế đến là các bức tranh ảnh về Miếu (TB = 2,00); do món quà này có liên quan đến Miếu và còn dùng làm vật trang trí trong nhà nên khách du lịch cảm thấy hài lòng.

Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Trang 36

1,93 2,00 1,05 2,50 2,78

Cuối cùng là sách viết về Miếu (TB = 2,05); đây là món quà hầu như khách du lịch nào cũng muốn mua nếu có tham quan Miếu Bà. Bởi vì, họ muốn tìm hiểu về lịch sử của Miếu Bà. Các món quà lưu niệm còn lại thì khách du lịch cũng tạm chấp nhận được như nón, mốc khóa,… hay các loại thức ăn như đường Thốt Nốt, khô bò, mắm,… (lựa chọn khác, TB = 2,5) và quạt xếp (TB = 2,78).

Nhìn chung, khách du lịch chỉ mua quà lưu niệm khi họ đi lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thứ ba. Còn khách du lịch đi nhiều lần thì họ không biết mua quà gì, vì quà lưu niệm ở đây rất ít chủng loại mà giá khá cao. Nếu có mua quà lưu niệm thì đa số khách du

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w