Mô tả hành vi của khách du lịc hở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 36)

5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch

Khách du lịch có thể tham quan nhiều địa điểm du lịch khác nhau như Lâm Viên núi Cấm, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc (huyện Tịnh Biên); đồi Tức Dụp, Suối Vàng (huyện Tri Tôn),… nhưng khách du lịch chỉ đến đây một hai lần cho biết mà thôi. Còn đối với Miếu Bà Chúa Xứ thì hoàn toàn khác, khách du lịch có thể đến đây rất nhiều lần. Biểu đồ 5.1 cho ta thấy rõ hơn điều này.

Biểu đồ 5.1. Số lần tham quan của khách du lịch

Qua biểu đồ cho thấy, có đến 49% số lượt khách đến tham quan Miếu Bà từ bốn lần trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất (Trong đó, có 10/20 khách du lịch ở qua đêm, chiếm 50%). Trong số này tác giả có phỏng vấn một vài khách du lịch trên 70 tuổi quê ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đến đây từ lúc 40 tuổi và mỗi năm ít nhất đi một lần, tức là đã trên 30 lần tham quan Miếu Bà. Kế đến là 31% khách tham quan lần thứ hai, thứ ba và chiếm tỷ lệ thấp nhất là 20% khách du lịch đến đây lần đầu tiên.

Từ đó, cho thấy niềm tin, sự tin tưởng của khách du lịch đối với Miếu Bà sau mỗi chuyến đi. Do đó, mỗi khách du lịch đến tham quan Miếu ngày càng nhiều lần hơn để được Bà phù hộ và giúp đỡ về mọi mặt như: mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn,… Như vậy, đối với khách du lịch đã đến Miếu từ hai lần trở lên thì bao lâu một lần họ sẽ tham quan Miếu Bà.

Khách du lịch tham quan Miếu Bà bao lâu một lần?

Bao lâu một lần thì khách du lịch tham quan Miếu, điều này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan như nhà ở xa hay ở gần, nghề nghiệp, số thành viên trong gia đình, trưởng đoàn tham quan,…

Chính vì vậy mà có rất nhiều phương án để khách lựa chọn, cụ thể là 4 phương án trả lời như sau: ba tháng một lần, sáu tháng một lần, một năm một lần và lựa chọn khác. Sau đây là kết quả thu thập được:

Biểu đồ 5.2. Khách du lịch tham quan Miếu Bà bao lâu một lần?

Mặc dù khách du lịch đến tham quan Miếu đã nhiều lần, nhưng họ không phải đi thường xuyên mà cứ một năm đi một lần (chiếm tỷ lệ cao nhất với 73%, trong tổng số 83 khách du lịch tham quan từ hai lần trở lên). Do công việc của họ ngày càng bận rộn hơn nên chỉ đi một lần vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch hàng năm. Bởi vì, vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch hàng năm là diễn ra Lễ Vía Bà nên họ đi để có thể tham quan vào Lễ Vía hay tham gia, chiêm ngưỡng các loại hình hoạt động khác kèm theo như văn nghệ, múa Lân, leo núi, đua thuyền,...

Một yếu tố khác là khi gần đến Lễ Vía thì có các đoàn đứng ra tổ chức tham quan nên họ muốn đi cho tiện, có nhiều người đi cùng và đông vui hơn. Ta thấy, chỉ có 4% khách du lịch chọn thời gian sáu tháng tham quan một lần. Ngoài ra, còn có 12% khách du lịch chọn phương án khác và khi hỏi cụ thể thì họ cho rằng: nếu có thời gian rảnh rỗi hay có dịp thì sẽ đi, nên không thể biết chính xác bao lâu đi một lần.

5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà

Phần này bao gồm các câu hỏi sau: câu 3, 4, 5, 5a, 5b

Khách du lịch tham quan Miếu Bà vào dịp nào trong năm?

Hiện nay, các tuyến đường chính đến Miếu đang được nâng cấp và sửa chữa nên khách du lịch có thể tham quan Miếu Bà vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu chọn đúng vào dịp Lễ Vía Bà diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 27 tháng 04 âm lịch hàng năm thì khách du lịch có thể thưởng thức hoặc tham gia vào nhiều nghi thức của Lễ Vía như lễ tắm Bà, lễ xây chầu, lễ túc yết,… hay có thể tham gia vào các loại hình vui chơi giải trí khác do chính quyền địa phương (thị xã Châu Đốc) đứng ra tổ chức như trại điêu khắc quốc tế, múa Lân, đua thuyền, văn hóa thể thao,…

Biểu đồ 5.3. Khách du lịch tham quan vào dịp nào trong năm?

Như đã phân tích ở trên, nếu khách du lịch chọn đúng vào thời gian diễn ra Lễ Vía Bà thì có thể tham gia vào Lễ Vía, có nhiều người đi cùng, không khí tại Miếu rất nhộn nhịp và đông vui, có rất nhiều lễ vật để cúng Bà như áo, mão, heo quay, trái cây,… rất thu hút sự chú ý của mọi người. Chính vì những lý do này mà có đến 55% khách du lịch chọn thời gian diễn ra Lễ Vía Bà để tham quan, cúng bái.

Tuy nhiên, vẫn có 25% khách du lịch chọn thời gian trước Lễ Vía. Bởi vì, họ cho rằng lúc này còn ít người nên tham quan rất thoải mái và đặc biệt là có thể đến gần

tượng Bà để cúng. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9% khách du lịch tham quan sau Lễ Vía. Phần tiếp theo là thời gian mà khách du lịch tham quan ở Miếu Bà.

Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà trong bao lâu?

Theo thống kê của Ban quản trị Miếu và Phòng kinh tế thị xã Châu Đốc thì số lượng khách du lịch tham quan Miếu Bà trong ngày (dưới 24 giờ) chiếm 80% và khách ở qua đêm (từ 24 giờ trở lên) chiếm 20%. Nếu ở qua đêm thì khách du lịch sẽ ở đâu? Câu hỏi này có bốn phương án trả lời như sau: ở khách sạn, ở nhà trọ, ở nhà bà con và ở tại khuôn viên của Miếu.

Biểu đồ 5.4. Khách du lịch ngủ ở đâu?

Có thể nói, khu vực xung quanh Miếu có vô số nhà trọ và khách sạn (Cụ thể: 400 nhà trọ, 10 khách sạn từ 1 – 3 sao(7)). Do đó, đây là một lợi thế nhất định cho khách du lịch trong việc chọn lựa địa điểm tốt nhất để ngủ qua đêm. Ta thấy, có đến 80% khách du lịch chọn nhà trọ (chiếm tỷ lệ cao nhất). Bởi vì, giá phòng của các loại nhà trọ ở đây khá thấp.

Cụ thể là, các nhà trọ loại thường dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/đêm. Các nhà trọ tốt hơn thì dao động từ 30.000đ trở lên. Tuy nhiên, điều làm cho khách du lịch rất hài lòng với nơi ở của mình là điện, nước, quạt gió đầy đủ dù là loại thường hay loại tốt. Ngoài ra, chỉ có 5% khách du lịch chọn khách sạn và 5% khách chọn ở tại khuôn viên Miếu (chiếm tỷ lệ thấp nhất). Lý do mà khách du lịch chọn các địa điểm này là vì khi xe đến Miếu Bà thì trời đã tối nên không có thời gian để tìm kiếm phòng trọ.

Tại sao khách du lịch ở qua đêm khi tham quan ở Miếu Bà? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn vào biểu đồ 5.5.

Biểu đồ 5.5. Lý do khách du lịch ở qua đêm

7() Nguồn: http://www.vinhlong.gov.vn/web/?CatID=1025&ArticleID=13033

Lý do mà khách du lịch chọn nhiều nhất là mong muốn tham quan các địa điểm khác (chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%) như chợ Gò Châu Đốc; làng Chăm Châu Giang (huyện Tân Châu); cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, núi Cấm (huyện Tịnh Biên);… Điều này cũng dễ hiểu, vì đời sống của người dân thành thị lẫn nông thôn ngày càng được nâng cao (Thu nhập/đầu người Việt Nam năm 2005 là 635 USD và năm 2006 là 715 USD, tăng 80 USD(8)). Do đó, họ có xu hướng quan tâm đến sức khỏe, tham quan giải trí, mua sắm nhiều hơn. Hai lý do cũng được nhiều khách du lịch chọn là muốn chiêm ngưỡng Miếu Bà khi về đêm (chiếm 45%) và kế đến là nhà của khách du lịch khá xa như Cà Mau, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Định, Ninh Bình,... Chỉ có 10% khách chọn khác, vì họ muốn cúng bái Bà nhiều hơn (nhất là vào ban đêm thì càng tốt), vì đi theo đoàn xe nên mọi việc do trưởng đoàn quyết định.

Khách du lịch tham quan vào thời điểm nào trong ngày?

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách tham quan trong ngày và khách ở qua đêm nên có ảnh hưởng nhất định đến số lượng khách du lịch chọn thời điểm tham quan trong ngày. Cụ thể là, khách tham quan trong ngày (chiếm 80%) thì họ chắc chắn chọn một hoặc cả hai buổi sáng và chiều. Ngược lại, đối với khách ở qua đêm (chiếm 20%) thì họ có thể chọn một hay nhiều buổi sau: sáng, chiều và tối.

Biểu đồ 5.6. Thời điểm tham quan trong ngày của khách du lịch

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có đến 56% khách du lịch chọn buổi sáng là thời điểm tham quan của mình. Bởi vì, buổi sáng trời mát rất thuận lợi cho việc đi lại và là thời điểm con người có trạng thái tốt nhất nên rất phù hợp cho việc cúng bái.

Tuy nhiên, trong số này (56% khách chọn buổi sáng) chỉ có 10% khách ở qua đêm tham quan vào buổi sáng. Bởi vì, họ thường đến Miếu Bà vào buổi chiều và tối nên có đến 45% khách ở qua đêm chọn buổi tối và có 30% khách ở qua đêm chọn phương án khác: cụ thể là buổi chiều và tối hoặc sáng và tối. Từ đó, dẫn đến trong tổng số lượt khách đến tham quan thì chỉ có 11% chọn buổi tối, chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Tóm lại, nếu khách tham quan trong ngày thì họ có xu hướng chọn buổi sáng để tham quan và đối với khách ở qua đêm thì họ có xu hướng tham quan Miếu vào buổi tối hoặc buổi chiều và tối.

8() Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/11/3B9F053D/

5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai và bằng phương tiện nào

Phần này bao gồm các câu sau: câu 7, 8

Khách du lịch tham quan với những ai?

Một vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đi hay không đi tham quan Miếu Bà của khách du lịch chính là những người đi cùng với họ. Vì hai lý do sau: thứ nhất trong một chuyến đi thì tất cả mọi người phải thống nhất ý kiến với nhau về thời gian, địa điểm tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi,… Thứ hai là khách du lịch thường lựa chọn những người mà mình ưa thích để đi cùng.

Như vậy thì khách du lịch sẽ thích đi cùng với những ai? Câu hỏi này có bốn phương án trả lời: gia đình, người thân; hàng xóm; bạn bè, đồng nghiệp và lựa chọn không có đi với bất cứ ai.

Biểu đồ 5.7. Khách du lịch tham quan Miếu Bà với những ai?

Ta thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là 77% khách du lịch tham quan Miếu Bà với gia đình và người thân của mình. Vì họ cho rằng, cả gia đình cùng có mặt để cúng bái thì rất linh thiêng và được Bà phù hộ, giúp đỡ nhiều hơn. Kế đến là 30% khách du lịch tham quan với bạn bè, đồng nghiệp; vì đây là những đối tượng còn trẻ (từ 15-25 và 25-40 tuổi) nên số lượng bạn bè, đồng nghiệp rất nhiều. Chỉ có 1% khách du lịch chọn phương án không đi với bất cứ ai. Đây là những người trong tỉnh và nhà gần Miếu Bà nên thường xuyên đến cúng bái mà không cần rủ thêm ai.

Nhìn chung, khách du lịch vẫn còn giữ được phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam là luôn nghĩ đến quyền lợi và lợi ích của gia đình, người thân của mình. Phần tiếp theo, sẽ cho chúng ta biết những phương tiện nào mà khách du lịch dùng để tham quan ở Miếu Bà

Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà bằng phương tiện nào?

Hiện nay, xe máy được xem là phương tiện rất phổ biến và thông dụng đối với người dân ở nông thôn lẫn thành thị nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, cho công việc và cho các hình thức vui chơi giải trí như đi du lịch, đi ăn uống, tập thể dục,…

Tuy nhiên, với hình thức đi du lịch thì còn có rất nhiều lựa chọn khác thay thế tiện lợi hơn (nhất là cho các chuyến đi chơi xa) như xe buýt, xe đò, xe khách chất lượng cao, ôtô thuê,… Do đó, tùy theo từng loại công việc và hình thức giải trí mà khách du lịch

1,63 2,07 2,47 3,28

sử dụng các phương tiện khác nhau sao cho phù hợp nhất. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được điều này.

Biểu đồ 5.8. Khách du lịch tham quan Miếu Bà bằng phương tiện nào?

Có thể nói, ôtô thuê và xe máy là hai phương tiện được khách du lịch lựa chọn nhiều nhất. Cụ thể là, 54% khách tham quan Miếu Bà bằng ôtô thuê (trong đó có 16/20 khách ở qua đêm chọn phương tiện này, chiếm 80%). Vì theo họ, nếu mướn ôtô thì có thể lựa chọn loại xe có nhiều kích cỡ khác nhau như 7 chỗ, 15 chỗ, 25 chỗ,… Bên cạnh đó, còn được sự hướng dẫn nhiệt tình về chỗ ăn, chỗ ở phù hợp cũng như có thể tham quan được nhiều địa điểm khác nhờ kinh nghiệm của “bác tài”. Điều đặc biệt quan trọng là xe ôtô thuê rất thuận lợi cho những khách du lịch ở xa như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...nếu muốn về trong ngày.

Đối với xe máy, có 38% khách du lịch chọn loại hình này, vì đa số họ ở trong tỉnh (An Giang) hoặc các tỉnh lân cận như huyện Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ), tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp,… Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2% khách du lịch lựa chọn phương án khác. Bởi vì đây là những khách du lịch ở thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú và một số huyện khác gần Miếu Bà Chúa Xứ thì họ có thể đi bằng xe đạp hay xe buýt đến đây.

Nhìn chung, khách du lịch chỉ thích đi những phương tiện nào có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của họ, mặc dù giá cả của phương tiện này (ôtô thuê) có thể cao hơn nếu chọn phương tiện khác.

5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà quan ở Miếu Bà

Như chúng ta đã biết, khách du lịch đến tham quan Miếu Bà có rất nhiều mục đích khác nhau từ cúng bái đến chiêm ngưỡng phong cảnh hay đi theo sự hiếu kỳ, tìm hiểu lịch sử văn hóa,… Nhưng, tất cả khách du lịch đều mong muốn tham quan tất cả các địa điểm ở Miếu Bà. Bởi vì, họ cho rằng đã đến đây thì phải tham quan cho biết hoặc đã đi rồi thì muốn tham quan nữa xem các địa điểm này có những thay đổi gì so với lần đi trước đó hay không,…

Chính vì vậy, khách du lịch sẽ có những đánh giá khác nhau về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu như tượng Bà, khuôn viên, nhà lưu niệm,…

Biểu đồ 5.9. Đánh giá của khách du lịch về mức hấp dẫn của các điểm tham quan

Nhìn chung, các địa điểm tham quan ở Miếu bà đều hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là tượng Bà Chúa Xứ được đặt giữa chánh điện (trung bình = 1,63). Vì, theo khách du lịch đây là nơi rất trang nghiêm, linh thiêng để cúng bái và mọi người tập trung rất đông tạo nên không khí đông vui, nhộn nhịp. Kế đến là nhà lưu niệm cũng rất thu hút khách du lịch (TB = 2,07), do đây là nơi trưng bày các vật phẩm mà khách hành hương dâng cúng rất nhiều và quý như xâu chuỗi, áo mạ vàng, mão, giày,… Bên cạnh đó khách du lịch có thể chụp ảnh ở đây để làm kỷ niệm.

Khách du lịch đánh giá lựa chọn khác (chợ sau Miếu) gần như bình thường (TB = 2,47) mặc dù có bán rất nhiều đặc sản (mắm, khô bò, Thốt Nốt,...) nhưng giá rất cao. Trong số các địa điểm tham quan này, chỉ có khuôn viên là không thu hút khách du lịch (TB = 3,28), điều này cũng dễ hiểu vì hai nguyên nhân sau: thứ nhất có rất nhiều người bán vé số, nhang đèn,… tập trung ở các cổng vào của khuôn viên. Bên trong khuôn viên vẫn còn một số ít trẻ em bán vé số lôi kéo khách du lịch và thợ chụp ảnh tập trung ở đây khá đông nên khách du lịch rất ngại; thứ hai ở khuôn viên có rất ít bóng cây và đây cũng

Một phần của tài liệu HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w