Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh nông sản nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, công ty đã có mối quan hệ với khoảng 30 nước trong hầu hết các khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu và có quan hệ kinh doanh với khoảng 23 nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu chính hàng nông sản của công ty là các nước thuộc khu vực châu Á.
Bảng 8 : Thị trường nhập khẩu hàng nông sản của công ty gđ 1996-2000.
ĐV: % Năm Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000 Châu Á 81,64 79,71 82,85 85,5 86 Châu Phi 8,45 10,32 9,07 8,00 6,4 Trung Đông 6,25 5,38 5,95 5,00 5,5 Châu Âu 2,47 1,97 1,99 0,7 1,1 Châu Mỹ 1,14 2,62 0,47 0,8 1,0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1996-2000.
Thị trường Châu Á.
Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty trong những năm qua. Thị trường này gồm các nước như Lào, Trung Quốc, Singapo, Nhật Bản, Indonêxia,
Malaixia... Các nước này thuộc khu vực khí hậu và điều kiện địa lý tương đối giống Việt Nam nên cũng có một số mặt hàng xuất khẩu giống Việt Nam thế nhưng họ vẫn tiến hành nhập khẩu hàng hóa của công ty vì hầu hết hàng hóa của công ty đều ở dạng thô, chất lượng chưa cao nên họ sẽ mua về chế biến lại để thực hiện tái xuất khẩu. Thuận lợi của công ty khi xâm nhập vào thị trường này là :
Đây là khu vực có vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng hóa thấp. Đây là một cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh về giá sản phẩm của công ty.
Khu vực này có yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm không cao.
Tuy nhiên công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn tại khu vực thị trường này bởi đây là khu vực thường có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, tài chính. Đồng thời khả năng chi trả của thị trường này thường không cao.
Trong 3 năm 1997, 1998, 1999 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực nên lượng hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này bị giảm sút, cơ cấu mặt hàng thay đổi liên tục. Năm 2000, khi nền kinh tế các nước trong khu vực đã hồi phục, tình hình xuất khẩu hàng của công ty sang khu vực này đã được cải thiện hơn. Trong hiện tại và tương lai công ty vẫn rất chú trọng đến việc khai thác tốt thị trường này bởi thị trường này có những yếu tố thuận lợi trên.
Thị trường Châu Phi.
Đây là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thị trường này có nhu cầu tương đối lớn, chất lượng hàng không quá cao nhưng công ty phải chấp nhận hệ số rủi ro cao do khả năng thanh toán có hạn, bị động bới các nước viện trợ. Tại châu lục này các sản phẩm là nông sản của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước ở Tây Phi như Camơrun, Côtđiva. Mới đây, Liên Hợp Quốc đã quyết định thực hiện chính sách chỉ hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng về chính trị đã làm cho thị trường của công ty ở khu vực này bị thu hẹp trong hiện tại và tương lai.
Thị trường Trung Đông.
Iran và Irăc là các bạn hàng chủ yếu của công ty ở thị trường này. Tuy nhiên, do chưa hiểu biết nhiều về bạn hàng và thị trường nên kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tới thị trường này chưa cao.
Thị trường châu Âu và châu Mỹ.
Đâylà hai thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong quan hệ kinh doanh với công ty.
Châu Âu luôn được đánh giá là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng nhưng cũng rất “khó tính”. Tại thị trường này người tiêu dùng chỉ chấp nhận hàng hóa có chất lượng cao mặc dù họ phải trả giá đắt, các tiêu chuẩn về hàng hóa đặc biệt là đối với hàng nông sản được thị trường này đề ra rất ngiêm ngặt. Vì vậy có một thực tế là, mặc dù đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng công ty vẫn chưa vượt qua được “hàng rào về chất lượng’’. Năm 1994, công ty chưa có quan hệ làm ăn với thị trường này. Đến năm 1995, một tỷ lệ nhỏ hàng nông sản đã được xuất khẩu sang Hà lan và Đức đánh dấu một bước phát triển mới của công ty ở thị trường Châu Âu. Từ năm 1996 đến nay, luôn có một tỷ lệ nhỏ hàng hóa của công ty được xuất khẩu sang khu vực tuy nhiên tỷ lệ này lại không ổn định mà nó luôn biến động do những biến động về cung trên thị trường. Nghĩa là chỉ khi các quốc gia cung ứng mặt hàng như của công ty gặp phải biến cố về khí hậu, thời tiết, an ninh... thì công ty mới có cơ hội tìm được một số đơn đặt hàng từ thị trường này.
Châu Mỹ là một thị trường xa xôi, hiệu quả kinh doanh thấp so với các thị trường khác song vẫn có một số lượng nhỏ hàng nông sản của công ty được xuất khẩu sang thị trường này. Điều đó chứng tỏ công ty luôn tận dụng mọi cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu.
8. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Một số lượng lớn hàng xuất khẩu của công ty khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng phải qua các trung gian nước ngoài. Với cách thức tiêu thu này công ty không phải tốn các chi phí để khuyến mại, khuếch trương, xây dựng các kho
chứa hàng và bán hàng ở nước ngoài, không phải đầu tư trang thiết bị để bảo quản hàng hóa. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động để đưa hàng hóa của công ty đến tay người tiêu dùng cuối cùng đều bị thâu tóm bởi các trung gian nước ngoài. Hoạt động của công ty hoàn toàn bị động bởi đơn đặt hàng của họ. Công ty không được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng nên không có được các thông tin phản hồi về giá cả, chất lượng và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng từ phía họ nên công ty không thỏa mãn được một cách tối ưu yêu cầu về hàng hóa của họ. Thêm vào đó, khi ký hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngoài, giá mà công ty hay sử dụng là giá FOB tại cảng Việt Nam. Với giá bán này trách nhiệm của công ty với khàch hàng là không cao, vốn của công ty được quay vòng nhanh. Lợi nhuận thu được trên một đồng vốn công ty bỏ ra là không cao. Đây chính là những nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN CỦA CÔNG TY.
Sự biến động tình hình kinh tế, chính trị, tài chính thế giới trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty VILEXIM nói riêng. Vượt lên những khó khăn trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn rất nhiều tồn tại mà công ty cần giải quyết.
1. Thành tựu.
Chủng loại hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng, số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng ngày càng tăng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất
khẩu và xúc tiến tiêu thụ hàng nhập khẩu đang từng bước được hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Chất lượng hàng của công ty đang ngày một nâng cao. Từ chỗ hàng của công ty chưa xâm nhập được vào các thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt tại các thị trường này.
Thị trường tiêu thụ hàng của công ty cũng được mở rộng đáng kể theo hướng đa dạng hơn. Nếu như những năm mới tham gia xuất khẩu, thị trường của công ty chỉ bó hẹp ở Châu á (thị trường tương đồng về thói quen, sở thích tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không cao) thì đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt trên khoảng 23 nước ở hầu khắp các Châu lục.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng lên qua các năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều cá nhân ở trong và ngoài công ty.