Tình hình xuất khẩu hàng nôngsản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM trong thời gian tới doc (Trang 32 - 36)

Có thể nói rằng từ năm 1990 trở lại đây, hơn 10 thực hiện chủ trương phát triển xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều đó được thể hiện ở một số nét sau:

Hoạt động xuất khẩu nông sản có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt là ở các mặt hàng Gạo, cà phê, cao su. Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2000

ĐV: 1000 tấn Năm Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Gạo 2058 3047 3682 3800 4500 3500 Cà phê 248,1 281,4 391,6 382 487,5 640 Cao su 138,1 194,5 195 197 265 325

Nguồn: Vụ Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT,

2000.

Hiện nay các mặt hàng này đã vươn lên trở thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới thì ba mặt hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có nhiều mặt hàng đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới. Chẳng hạn: từ năm 1997, Việt Nam đã vươn lên vượt Mỹ về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Cà Phê Việt Nam hiện nay đang vượt Indonexia về số lượng xuất khẩu, vươn lên đứng vị trí số 3 trong số các nước xuất khẩu, chỉ đứng sau Brasin và Colombia. Cao su cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới.

Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50-60% trong thời gian tương ứng, cà phê loại một tăng từ 15% năm 1994 lên 72% năm 1998. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên làm cho gía hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng. Chênh lệch

giữa giá gạo Việt Nam với Thái Lan giảm từ 50 đến 60 USD/tấn năm 1995 xuống còn xuống còn 10 đến 15 USD/tấn năm 1998, chênh lệch giá với cà phê Braxin từ 600 USD/tấn năm 1995 xuống còn 150 USD/tấn năm 1998.

Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện tuy nhiên do chịu sự tác động lớn của tình hình cung, cầu hàng nôngsản trên thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng, giảm không ổn định.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu giai đoạn 1995 - 2000. ĐV: triệu USD Năm Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Gạo 530 868 891 1100 1080 668 Cà phê 595,5 420 497,5 593,8 592 480 Cao su 193,51 163,3 194,6 127,5 145 178

Nguồn: Vụ Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu thì nay hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã bắt đầu thâm nhập vào những thị trường khó tính như Anh, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông...và những thị trường xa lạ như Mỹ la tinh và Châu Phi. Ngoài ra một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng trên thế giới. VD: Cà phê đã xây dựng được mối quan hệ với 60 khách hàng thuộc 40 quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Vocate (Thuỵ Sĩ), Adirat

(Pháp), Itochu (Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên ngành vần còn không ít những tồn tại trong quá trình hoạt động của mình. Những tồn tại gồm:

Tuy tốc độ tăng trưởng ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với tiềm năng phát triển của ngành và so với kết qủa xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc gia khác trên thế giới thì kết quả đạt được như trên còn quá khiêm tốn. Chẳng hạn: Năm 1998. Đối với mặt hàng Cà phê lượng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 38,35% lượng xuất khẩu của Braxin và bằng 60% lượng xuất khẩu của Colombia; Đối với Cao su lượng xuất khẩu mới chỉ bằng 12% của Indonexia và bằng 10,75% lượng xuất khẩu của Thái Lan.

Nam nhưng số lượng thị trường nhập khẩu truyền thống chỉ khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các quốc gia Châu Á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam là những thị trường nhập khẩu với khối lượng nhỏ, không ổn định.

Trên thị trường thế giới hàng nông sản Việt Nam chủ yếu tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì, mẫu mã lạc hậu, thiếu sức hấp dẫn nên gía hàng nông sản Việt Nam không cao, hàng nông sản Việt Nam còn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu của mình. Thêm và đó, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam rất yếu nên khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch (thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng nông sản của Việt Nam rất thấp, hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng trong siêu thị của các thị trường này. Chình vì vậy, trong thời gian qua hàng nông sản Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp.

Hoạt động thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thông tin thu thập được chưa cập nhật, biến động giá cả, tình hình cung, cầu trên thị trường chưa nắm được nên lúc giá trên thị trường cao thì lại không có hàng xuất khẩu còn khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa dẫn đến việc bị hách hàng ép giá, phải xuất khẩu với giá thấp, hiệu quả xuất khẩu không cao.

Qua phân tích tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam thời gian qua ta thấy những thành tựu mà ngành đạt được trong thời gian qua thật đáng khích lệ ... Tuy nhiên vẫn còn không ít các vấn đề tồn tại cần được giải quyết. Chính vì vậy, trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra giải pháp cho những tồn tại của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM trong thời gian tới doc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)